Bs. Atul Gawande, Giáo sư y tế Công và phẫu thuật viên tại Đại học Y Harvard nói rằng: Thế kỷ 20 là “Thế kỷ của phân tử” (century of the molecule). Ngành y khoa đạt được những bước tiến lớn thông qua việc chia nhỏ các vấn đề. Chúng ta đi từ giải phẫu cơ quan, đến tế bào, rồi DNA. Từ các bác sĩ đa khoa, chúng ta phát triển ra những bác sỹ chuyên khoa, rồi chuyên gia ngành hẹp (super specialist)
Nhưng đến thế kỷ 21 là “Thế kỷ của hệ thống” (century of the system). Ngày nay chúng ta đã có thể chữa trị những bệnh lý siêu phức tạp, nhưng sai sót y tế vẫn cao và chi phí y tế thì tăng phi mã. Thách thức của thế kỷ 21 là: làm sao xây dựng được một hệ thống y tế an toàn và bền vững, để mang những tiến bộ của y học đến với mỗi bệnh nhân.
Vấn đề chất lượng y tế và chi phí y tế không phải là “lỗi hệ thống” của riêng Việt Nam. Đây cũng là “thách thức thế kỷ” của toàn cầu. Đây cũng là động lực cải tiến và phát triển của những tổ chức y tế hàng đầu thế giới như Cleveland clinic, Thedacare và Virgina Mason Medical Center (Hoa kỳ), Ramsay Health care (Úc, Anh, Pháp, Malaysia,indonesia) và Avanind Eye care system (Ấn độ). Đồng thời, với phong trào cải tiến y tế ngày càng lan rộng trên nhiều bệnh viện. Một hệ thống y tế càng phức tạp thì nguy cơ xảy ra sai sót càng cao. Khi thực hiện cải tiến y tế, chúng ta cũng cần những “Công thức quản lý” để giải mã các hoạt động của bệnh viện. Vậy các yếu tố mà các bệnh viện tại Việt Nam đang quan tâm là gì?
1. Chất lượng y tế?
2. An toàn người bệnh?
3. Hài lòng người bệnh?
4. Tiêu chuẩn hóa công việc?
5. Xây dựng thương hiệu tổ chức?
6. Hài lòng nhân viên?
7. Bền vững tài chính?
Trong bài viết này, tôi xin phép được đề cập đến yếu tố an toàn người bệnh, Vậy làm thế nào để người bệnh được an toàn?
Sai sót y tế: Một hệ thống càng phức tạp thì nguy cơ sai sót càng cao. Giáo sư Peter Hopkins (Cha đẻ của bảng kiểm an toàn phẫu thuật) nói rằng: Với sự bùng nổ của khoa học, trong việc chẩn đoán và công nghệ điều trị, các bệnh viện đã trở thành những đỉnh cao của sự phức tạp. Sai sót y tế xảy ra khi NVYT, thiết bị hay bệnh viện triển khai không đúng (Điều trị không phù hợp)
Người bệnh bị hại khi sức khỏe của họ bị giảm sút do những hoạt động của bệnh viện.
Khi hai vòng tròn này giao nhau thì chúng ta có một Biến chứng Y khoa có thể tránh được. Đây là khi sai sót y khoa dẫn đến hậu quả cho người bệnh. Ví dụ như việc nhập chỉ định nội soi trên máy không chính xác dẫn đến việc người bệnh bị nội soi nhầm.
Nếu sai sót y khoa xảy ra, nhưng người bệnh không bị nguy hại (Ví dụ như Bác sỹ kịp thời phát hiện ra phiếu in chỉ định nội soi không chính xác trước khi cho người bệnh tiến hành nội soi), thì gọi là sự cố xém sai (Near miss):
- Những sự kiện này phổ biến trong tổ chức y tế hơn là các sự cố y khoa có thể tránh được, dù không có hậu quả, nhưng đây vẫn là sai sót y tế và chúng ta cần ghi nhận, phân tích và tìm cách cải tiến.
- Những sự cố xém sai này là một mỏ vàng dữ liệu và cơ hội để tổ chức y tế phân tích và tìm cơ hội cải tiến, trước khi hậu quả thực sự xảy ra trong tương lai. Đây là lý do vì sao việc thực hiện Báo cáo rủi ro là rất quan trọng trong tổ chức y tế.
Biến chứng y khoa không tránh được là những biến chứng đã được NVYT tiên lượng và người bệnh chấp nhận rủi ro khi tham gia điều trị.
Mục tiêu của việc thực hiện An toàn người bệnh là giảm thiểu phần màu đỏ trên biểu đồ ở phía trên – Những biến chứng y khoa có thể tránh được. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống bền vững để bảo vệ an toàn người bệnh.
Cùng nhau, chúng ta có thể kiến tạo hệ thống an toàn bền vững để bảo vệ BN và NVYT
Sau 20 năm nghiên cứu, ngành y tế thế giới đã nhận ra rằng An toàn người bệnh không chỉ là một “dự án” hay trách nhiệm của một cá nhân hay phòng ban. Để đạt được kết quả an toàn bền vững, An toàn người bệnh phải trở thành văn hóa của tổ chức. Trong mỗi quyết định và hoạt động, mỗi nhân viên y tế từ người thực hiện điều trị chăm sóc, đến người quản lý cần đặt ra câu hỏi “Sai sót gì có thể xảy ra trong tương lai?”, và từ đó kiến tọa các hệ thống an toàn để kiểm soát những rủi ro đó.
Các kinh nghiệm kiến tạo văn hóa an toàn được tổ chức nghiên cứu y tế và chất lượng hoa kỳ (AHRQ) tổng hợp trong 7 điểm sau:
1. Nhìn nhận bản chất mọi hoạt động của chúng ta là có nguy cơ cao
2. Đặt an toàn là một mục tiêu hàng đầu trong các chính sách và hoạt động của tổ chức
3. Đánh giá sai sót là “Sai sót hệ thống” chứ không phải là thất bại của cá nhân.
4. Đầu tư các nguồn lực cần thiết cho vấn đề an toàn, ví dụ như thời gian và công nghệ.
5. Nhận thức rằng môi trường làm việc “An toàn” không có nghĩa là sẽ không bao giờ có sai sót.
6. Báo cáo tất cả những sự kiện và sự cố “Near miss” và bảo đảm một môi trường làm việc “không đổ lỗi và “không trừng phạt””.
7. Thiết lập các quy trình cho việc kiểm định chéo giữa các đồng nghiệp và nghiên cứu nguyên nhân gốc rễ,
Việc xây dựng văn hóa an toàn là con đường dài vô tận. Sau 20 năm thì đa số các tổ chức y tế tại các quốc gia phát triển vẫn chưa đến nơi. Trong một cuộc khảo sát năm tại nhiều bệnh viện năm 2017 thì yếu tố số 1 và số 6 của Văn hóa an toàn được coi là quan trọng nhất trong việc kiến tạo hệ thống bền vững tại Việt Nam. Đặc biệt là làm sao tạo ra môi trường làm việc “không đổ lỗi”, để NVYT không phải “Sống trong tư thế phòng thủ”, sẵn sàng chia sẻ thông tin về các rủi ro và sự cố mà không sợ bị trừng phạt, giúp cho bệnh viện ngày càng an toàn hơn.