Ung thư dạ dày – nguy hiểm khôn lường!
Ung thư dạ dày đứng thứ 6 trong số các bệnh lý ung thư thường gặp và đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong ở cả 2 giới.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng đặc hiệu, giai đoạn đầu thường có các triệu chứng mơ hồ, hay nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác, người bệnh dễ chủ quan, bỏ qua. Tuy rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm, thế nhưng chúng vẫn có thể chữa trị được nếu phát hiện kịp thời, thậm chí nếu phát hiện sớm còn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh thông qua các dấu hiệu là điều vô cùng cần thiết.
Các dấu hiệu cảnh báo?
1. Nôn hay đại tiện ra máu
2. Chán ăn, ăn không ngon
3. Đau dạ dày dai dẳng
4. Sụt cân bất thường
5. Ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng
Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ?
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều muối, nhiều nitrate (thịt muối, thịt hun khói…) làm tăng nguy cơ mắc bệnh- Helicobacter Pylori: một loại trực khuẩn phát hiện ở dạ dày.- Tiền sử bệnh lý tại dạ dày: ung thư miệng nối dạ dày sau cắt đoạn điều trị loét dạ dày, viêm teo dạ dày, vô toan, dị sản ruột, u tuyến…Phòng chống ung thư dạ dày như thế nào?
Bước 1:
- Hạn chế ăn đồ muối, hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc chế biến dưới nhiệt độ cao.- Không ăn những thực phẩm nấm mốc.- Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia.- Có thói quen ăn uống hợp lý- Ăn nhiều rau quả tươi.- Điều trị vi khuẩn Hp.Bước 2:
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Nội soi dạ dày khi có các dấu hiệu cảnh báo.- Điều trị sớm và kịp thời, đúng thuốc, đúng chỉ định các bệnh: viêm loét dạ dày tá tràng, …Bước 3:
- Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm.- Khám định kỳ sau điều trị 3 tháng/ lần trong 1 năm đầu, 6 tháng/ lần trong 2 năm tiếp theo, sau đó khám định kỳ 1 năm/ lần. Nội soi dạ dày ít nhất 6tháng/ lần.