logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền, tuy nhiên gặp tỷ lệ cao nhiều ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.

Vai trò của sắt và nhu cầu sắt trong cơ thể

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất có mặt trong hầu hết các tổ chức của cơ thể như: Trong hemoglobin (Hb), myoglobin và một số enzyme. Sắt tham gia vào các quá trình chuyển hoá như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA, vận chuyển electron…

Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 - 10% (1 - 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng.

Nguyên nhân thiếu sắt: Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt và được phân loại theo 3 nhóm như sau:

Không cung cấp đủ nhu cầu sắt

Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…;

Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn  uống của người nghiện rượu, người già…;

Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga...

Mất sắt do mất máu mạn tính

            Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt;  sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;

            Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.

Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia):

            Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt

            Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy. Bản thân người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.

            Về mặt triệu chứng lâm sàng, bệnh thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt.

Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển, người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu, có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi….

Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.

Xét nghiệm

Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố và tỷ lệ hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc.

Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảm.

Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tìm ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân); CD55, CD59 (chẩn đoán bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm),…

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định: Dựa vào

- Triệu chứng lâm sàng;

- Triệu chứng xét nghiệm:

+ Tổng phân tích tế bào máu: Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.

+ Sinh hóa máu: Ferritin < 30ng/mL và hoặc độ bão hòa transferrin < 30%.

Chẩn đoán nguyên nhân:

Dựa vào thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên của thiếu máu thiếu sắt là do giảm cung cấp sắt hay mất sắt do mất máu hoặc do các nguyên nhân phối hợp.

Chẩn đoán phân biệt

a. Thalassemia:

- Người bệnh có biểu hiện thiếu máu từ nhỏ, có thể trong gia đình có người bị bệnh thalassemia. Thường có vàng da, lách to.

- Xét nghiệm: Sắt huyết thanh bình thường hoặc tăng; ferritin có thể là bình thường, nhưng phần lớn là tăng và càng về sau càng tăng; transferrin bình thường hoặc giảm; độ bão hòa transferrin bình thường hoặc tăng; khả năng gắn sắt toàn thể bình thường; bilirubin gián tiếp thường tăng; có thể có thành phần huyết sắc tố bất thường.

b. Thiếu máu trong viêm mạn tính:

- Lâm sàng: Có tình trạng viêm mạn tính như: Viêm đa khớp dạng thấp, lao, lupus…

- Xét nghiệm: Sắt huyết thanh giảm, ferritin tăng, transferrin bình thường, độ bão hòa transferrin bình thường hoặc giảm, khả năng gắn sắt toàn thể tăng, tốc độ  máu lắng tăng; protein phản ứng (CRP) tăng.

c. Thiếu máu trong suy dinh dưỡng:

- Lâm sàng: Tình trạng gầy, yếu, chậm phát triển thể chất (đối với trẻ em). Có nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng như đói ăn, nhịn ăn trong thời gian dài.

- Xét nghiệm: Thiếu máu hồng cầu nhỏ, protein huyết thanh giảm.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị

Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.

Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống. Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:

Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng;

Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh;     

Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.

Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.

Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường.

Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt.

Các chế phẩm thuốc bổ sung sắt

Dạng uống:

+ Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate;

            + Liều lượng: 2mg sắt/kg/ngày;

            + Thời gian dùng thuốc: 6 tháng đến 12 tháng.

Nên bổ sung thêm vitamin C hoặc uống thêm nước cam, chanh để tăng khả năng hấp thu sắt.

Lưu ý: Thuốc hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói, tuy nhiên nếu bị kích ứng dạ dày thì có thể uống trong lúc ăn. Phân có màu đen, táo (không phải do xuất huyết tiêu hóa).

Dạng truyền tĩnh mạch:

+ Iron sucrose; Iron dextran;

+ Cách tính liều lượng thuốc bổ sung sắt dạng tiêm:

Tổng liều (mg) = P (kg) x (Hb đích (G/L) – Hb thực (G/L)) x 0,24 + 500 mg

+ P: trọng lượng cơ thể (kg); + Hb: nồng độ huyết sắc tố (G/L).

Điều trị nguyên nhân

Phải chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt một cách triệt để, tránh gây thiếu sắt tái phát.

Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt bằng cách nào?

Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản,thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,...

Tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.

Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.

Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai.

Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.

 


Ngày đăng: 11/08/2017
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
22/01/2025 / benhvienducgiang
Căn cứ kế hoạch mua sắm của đơn vị; Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu Thuê đơn vị tư vấn đánh giá E-HSDT cho gói thầu Mua sắm máy tính, máy in năm 2024 của bệnh viện đa khoa Đức Giang. Đề nghị các đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân báo giá cạnh tranh để bệnh viện thực hiện các bước đấu thầu theo quy định.
16/01/2025 / benhvienducgiang
Căn cứ kế hoạch mua sắm của đơn vị; Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu thuê dịch vụ tư vấn thẩm định E-HSMT và thẩm định kết quả LCNT gói thầu: Cung cấp thiết bị sửa chữa, thay thế cho Hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang
16/01/2025 / benhvienducgiang
Căn cứ kế hoạch mua sắm của đơn vị; Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu thuê dịch vụ tư vấn lập E-HSMT và đánh giá E-HSDT gói thầu: Cung cấp thiết bị sửa chữa, thay thế cho Hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang
15/01/2025 / benhvienducgiang
Căn cứ kế hoạch mua sắm của đơn vị; Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu thuê bản quyền phần mềm quản lý nhân sự tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang Bệnh viện đa khoa Đức Giang kính mời Quý công ty có năng lực báo giá tham gia hạng mục trên.
15/01/2025 / benhvienducgiang
Căn cứ kế hoạch mua sắm của đơn vị; Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu thuê bản quyền phần mềm quản lý tài sản tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang Bệnh viện đa khoa Đức Giang kính mời Quý công ty có năng lực báo giá tham gia hạng mục trên.
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@hanoi.gov.vn
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright 2017 © benhvienducgiang.com