I/ Đại Cương:
Loét tỳ đè là một loại tổn thương hoại tử tổ chức giữa vùng xương và vật nền cứng.Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thiếu máu là do quá trình tỳ đè kéo dài ở những bệnh nhân bị bất động do các nguyên nhân khác nhau: tổn thương cột sống, hôn mê kéo dài, tai biến mạch máu…
II/ Nguyên Nhân:
- Nguyên nhân chính gây loét tỳ đè do tỳ đè kéo dài gây thiếu máu tổ chức và chết tế bào.
- Thường gặp ở bệnh nhân bị bại liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, tổn thương cột sống, suy dinh dưỡng, cao tuổi, những người khó có khả năng thay đổi tư thế.
III/ Phân Loại:
3.1. Phân loại theo vị trí:
- Loét vùng xương cùng cụt.
- Loét vùng gót chân.
- Loét vùng ụ ngồi.
- Loét vùng mấu chuyển lớn
- Loét vùng đầu mặt.
- Loét hỗn hợp nhiều vùng.
3.2. Phân loại theo giai đoạn
- Giai đoạn 1: các thay đổi tại chỗ của vùng da bị tỳ đè gồm đỏ da, phù nề, xuất huyết, xuất hiện những mụn nước như trong bỏng độ 2.
- Giai đoạn 2: đỏ da và phù nề tạ chỗ tăng lên, các bngj nước vỡ, xuất hiện quầng đỏ da xong quanh tổn thương cùng với hiện tượng viêm da tại chỗ.
- Giai đoạn 3: Mất hoàn toàn phần che phủ, các thành phần phía dưới sẽ bị lộ ra, trong 3 – 5 ngày trung tâm hoại tử xuất hiện. Quầng đỏ và phù nề lan rộng xung quanh vùng loét, chảy máu ở bờ vết loét.
- Giai đoạn 4: Tổn thương lan rộng phía dưới, đến phần cơ xương.
- Giai đoạn 5: Tổn thương loét mãn tính, mất da và tổ chức rộng, nền tổn thương là xương.
IV/ Điều trị ngoại khoa các tổn thương do tỳ đè:
1. Nguyên tắc chung:
- Kết hợp điều trị toàn thân với điều trị tại chỗ
- Chăm sóc tại chỗ tốt nhằm loại bỏ tổ chức hoại tử, tổ chức mủ, tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo tự nhiên
- Điều trị ngoại khoa theo nguyên tắc: loại bỏ tổ chức hoại tử, cắt xương, đóng kín
- Chỉ định ngoại khoa: bệnh nhân trẻ tuổi, có khả năng vận động và hợp tác tốt.
- Chống chỉ định: bệnh nhân hôn mê, rối loạn tâm thần….
2. Cắt lọc tổ chức:
- Nên vô cảm toàn thân và tránh vô cảm tại chỗ
- Xác định rõ giới hạn của khoang tổn thương để loại bỏ toàn bộ tổ chức chết tới ranh giới tổ chức lành
3. Cắt bỏ phần xương nhô:
- Chỉ nên cắt bỏ xương trong trường hợp loét sâu và gây viêm xương
- Cân nhắc việc loại bỏ xương ảnh hưởng tới vận động
4. Che phủ vùng loét:
- Sử dụng các phương pháp che phủ theo nguyên tắc “Bậc Thang Tạo Hình”:
4.1. Khâu trực tiếp: Không phải giải pháp tốt do dễ để lại khoảng chết phía dưới
4.2. Ghép da: xử dụng trong tổn thương khu trú nông, không lộ xương
4.3. Vạt da – cân, vạt da – cơ: sử dụng tốt nhất và có nhiều ưu điểm trong việc che phủ tổn khuyết
5. Che phủ tại các vị trí cụ thể:
5.1. Loét vùng cùng cụt:
- Liền sẹo tự nhiên
- Vạt da xoay có cuống nuôi ở trên hay dưới
- Vạt da ngang lưng (tỷ lệ 8 – 15cm) dựa trên cuống mạch xiên thắt lưng
- Vạt cơ mông to ở các dạng vạt xoay, vạt xoay tạo hình V-Y, vạt đảo..
5.2. Loét vùng ụ ngồi:
- Liền sẹo tự nhiên
- Vạt da tại chỗ
- Vạt da – cân mông đùi
- Vạt da cẳng chân ụ ngồi, cơ mông lớn
- Vạt da - cơ thẳng trong với da được sử dụng như vạt đảo.
- Vạt da – cơ Fasica lata.
5.3. Loét vùng mấu chuyển lớn:
- Liền sẹo tự nhiên với tổn thương nhỏ
- Vạt bẹn hình đảo
- Vạt da – cân Fasica lata là chỉ định tốt nhất cho vùng này.
5.4. Loét vùng gót chân:
- Tránh để liền sẹo tự nhiên, có thể sử dụng tốt các loại ghép da dày toàn bộ
- Vạt da xoay lòng bàn chân trong khi tổn thương không quá cao
- Vạt da trên mắt cá ngoài cho tổn thương phía sau.
Hiện nay, tại khoa Phẫu Tạo hình-Thẩm mỹ , bệnh viện Đức Giang chúng tôi chuyên thu dung và điều trị các tổn thương loét nói chung , các vết thương loét cùng cụt nói riêng.Mục đích giúp BN điều trị , cải thiện hình dáng và phục hồi chức năng của cơ thể.