1. Đại cương
Các bệnh tuyến giáp cần điều trị ngoại khoa tương đối đa dạng, đặc biệt đó là các loại bướu tuyến giáp. Đó là tình trạng tuyến giáp to toàn bộ hay cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1.1. Giải phẫu
Tuyến giáp trạng là một tuyến đơn, nằm sát khí quản, nặng chứng 30 - 35g. tuyến có hai thùy hai bên, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2 cm, nối với nhau bằng một eo giáp trạng. Eo giáp trạng này hình bán nguyệt, áp sát vào mặt trước của vòng thứ 2, 3, 4 của khí quản.
- Bình thường tuyến giáp bị cơ ức, đòn, chũm che lấp, không sờ thấy được. Nhưng vì ở nông nên khi hơi to đã có thể sờ và nhìn thấy được.
- Mạch máu nuôi dưỡng tuyến gồm hai động mạch giáp trên và hai động mạch giáp dưới. Những động mạch này tạo ra xung quanh tuyến một màng lưới mạch máu khá dày. Trong bệnh Basedow hệ thống mạch này căng đầy máu nên có thể sờ thấy rung miu và nghe thấy tiếng thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục khi đặt ống nghe vào vùng động mạch tuyến.
1.2. Sinh lý
Là một tuyến nội tiết, tiết chủ yếu ra thyroxin (tetraiodotyrisin và triiod tyrosin), Hocmon này có hai tác dụng:
- Kích thích sự phát triển tế bào và tổ chức tế bào, tác dụng này đặc biệt quan trọng trên sự phát triển chung của toàn cơ thể.- Tác dụng chuyển hóa ở khắp các bộ phận.Biết sơ bộ về giải phẫu và sinh lý bệnh tuyến giáp trạng, sẽ giúp ta khám lâm sàng và cận lâm sàng tuyến.
2. Phân loại:
Dựa vào những thay đổi về hình thái giải phẫu và chức năng sinh lý. Có thể phân loại bướu tuyến giáp như sau:
- Bướu giáp đơn thuần
- Bướu giáp nhiễm độc
- Các khối u lành tuyến giáp
- Ung thư tuyến giáp
- Viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp
3. Các phương pháp phẫu thuật:
+ Cắt nhân tuyến giáp
+ Cắt eo tuyến giáp
+ Cắt gần toàn bộ một thùy giáp
+ Cắt toàn bộ một thùy giáp
+ Cắt gần toàn bộ 2 thùy giáp
+ Cắt toàn bộ tuyến giáp
+ Vét hạch cổ chức năng, toàn bộ
4. Các tai biến biến chứng:
- Biến chứng sớm:
+ Suy hô hấp sau mổ
+ Chảy máu sau mổ
+ Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ
+ Cơn cường giáp kịch phát
+ Tetani sau mổ
- Biến chứng muộn:
+ Nhiễm trùng vết mổ
+ Nhược giáp (do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển)
+ Bướu giáp tái phát (thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp)
5. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:
5.1. Theo dõi và xử biến chứng sớm: Ngày thứ 1 đến ngày thứ 3
- Suy hô hấp sau mổ:
+ Theo dõi các chỉ số: tần số thở, nhịp thở, SpO2, các triệu chứng lâm sàng: tím tái, co rút các hố tự nhiên.+ Xử trí: nằm đầu cao, thở oxy, xử trí nguyên nhân.- Chảy máu sau mổ:
+ Theo dõi các chỉ số : da vùng cổ sưng nề tụ máu dưới da, dẫn lưu ra máu đỏ tươi, tái lập nhanh ; chèn ép vùng cổ khó thở+ Xử trí: thay dẫn lưu theo dõi dịch, da và phần mềm vùng cổ, xử trí nguyên nhân.- Cơn cường giáp kịch phát:
+ Theo dõi các chỉ số : mạch nhanh 120-200 lần/phút, sốt 38-41 độC,Huyết áp tụt ; triệu chứng khác: nôn mửa, yếu cơ, dđổ mồ hôi+ Xử trí : phát hiện sớm, điều trị tích cực- Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ:
+ Theo dõi giọng nói :+ Xử trí: solumedrol, 3B, phục hồi chức năng.- Tetani sau mổ :
+ Theo dõi các chỉ số : triệu chứng co cơ : bàn tay co quắp, tê bì đầu chi ; co thắt thanh môn gây khó thở thanh quản ; chỉ số Calci, photpho máu+ Xử trí: Gluconat calci hoặc Calci Clorua 10% 10 - 20 ml (1 - 2 ống) tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 10 phút.5.2.Theo dõi và xử biến chứng muộn: Từ ngày thứ 3+ Nhiễm trùng vết mổ: thay băng, kháng sinh…
+ Nhược giáp (do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển)
+ Bướu giáp tái phát (thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp)
5.3. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:
- Rút dẫn lưu sau 48-72h- Ăn mềm, dễ nuốt- Thay băng hàng ngày.- Cắt chỉ sau 7-8 ngày.- Hẹn khám lại sau 1 tháng