+ Tuổi: mọi lứa tuổi, thường gặp 50-60
+ 0,2-0,5% bệnh lý tiết niệu ở nam giới
+ Tử vong: 50%, giảm xuống 3-16% khi nhiều kháng sinh ra đời
Cơ chế bệnh sinh
- Thông qua dòng chảy ngược của nước tiểu bị nhiễm khuẫn qua các ống dẫn của tuyến tiền liệt và tích tụ rồi nhiễm khuẫn tiến triển trong tuyến tiền liệt.
- Cơ chế khác ít phổ biến hơn là thông qua vi khuẩn lây lan huyết thanh từ một điểm lây nhiễm xa, chẳng hạn như đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiết niệu và da
Yếu tố nguy cơ
- ĐTĐ: gặp trong 63%
- Suy giảm miễn dịch: suy gan, suy thận, chạy thận nhân tạo
- PA gặp ở HIV là 3% và 14% ở AIDS
- Ống thông niệu đạo, tắc nghẽn đường tiểu dưới.
- Sau sinh thiết TTL
Triệu chứng lâm sàng
- Tiểu khó, bí tiểu, tiểu đau
- Sốt
- Tiểu máu, tiểu ra máu
- Đau vùng hội âm
Thăm trực tràng là nền tảng để chẩn đoán PA
Nguyên Nhân
Trước khi kháng sinh được sử dụng phổ biến PA chủ yếu liên quan đên lậu
- Hiện nay chủ yếu là Ecoli
- S. aureus kháng methicillin: bệnh nhân tiểu đường ,sử dụng ma túy
- M. Tuber tuberculosis: HIV
- Trong những năm 1970, khoảng 75% trường hợp nhiễm trùng nhạy cảm với kháng sinh thế hệ đầu tiên nhưng hiện nay đã giảm còn khoảng 20%
Chẩn đoán hình ảnh:
+ SA qua trực tràng: phổ biến nhất, chẩn đoán 80-100% các trường hợp, vừa chẩn đoán vừa điều trị
+ CT: không xâm lấn, đánh giá tốt sự lan rộng của PA.
+ MRI: phân biệt tốt mô TTL và túi tinh, đánh giá áp xe giai đoạn đầu.
Điều trị
Điều trị PA không chỉ đặt mục tiêu điều trị hết PA mà cần quan tâm đến sự tái phát và bảo tồn tối đa chức năng đi tiểu, tình dục.
+ Kháng sinh + dẫn lưu
+ PA < 2cm (<1cm) có thể điều trị nội khoa, >2cm điều trị nội khoa thường không hiệu quả
+ Kháng sinh đường tiêm kéo dài ít nhất 2 tuần, tiếp theo là 2-4 tuần điều trị bằng đường uống là cần thiết.
Các loại phẫu thuật: xuyên tầng sinh môn, xuyên trực tràng, ngã niệu đạo
+ Mổ qua tầng sinh môn được ưa chuộng trước đây nay hiếm khi được sử dụng do tỷ lệ mắc bệnh cao bao gồm rối loạn cương
+ Chọc hút qua tầng sinh môn cho phép đánh giá nhanh chóng và dẫn lưu áp xe dưới hướng dẫn siêu âm, không cần gây mê toàn thân
+ Chọc hút qua trực tràng rất giống với sinh thiết TTL qua trực tràng và được ưa chuộng bởi nhiều bác sĩ tiết niệu
+ Một số tác giả ủng hộ việc giữ lại ống dẫn lưu trong khối áp xe sau chọc hút.
+ Nhiều tác giả ủng hộ nội soi niệu đạo ngược dòng để điều trị PA.
Ưu điểm: Tỷ lệ thành công cao, ít tái phát, thời gian nằm viện ngắn, trường hợp nhiều ổ áp xe
Nhược điểm: Nhiễm khuẫn huyết, xuất tinh ngược dòng, hẹp niệu đạo, tiểu không kiểm soát