Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, hàng hóa có xu hướng tăng cao đây cũng là “thời điểm nóng” của an toàn thực phẩm. Nỗi lo và là bài toán khó giải của các mẹ, làm thế nào để bảo vệ sức khỏe gia đình mình trước nhiều nguy cơ do thực phẩm, hàng hóa kém chất lượng? Đồng hành cùng với nỗi lo lắng đó,và cũng là một phần trong nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân, Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang chia sẻ một số điều cần chú ý trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm.
Khi lựa chọn bất kỳ hàng hóa, thực phẩm nào điều đầu tiên bạn phải chú ý đến chứng nhận vệ sinh an toàn sức khỏe, thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm. Hầu hết các mặt hàng, sản phẩm được bày bán tại các siêu thị đều đầy đủ những thông tin này, tuy nhiên thói quen tiêu dùng tại các chợ của đại đa số người Việt có truyền thống từ xưa nên việc chú ý đến những điều này cũng bị hạn chế bởi hàng hóa, thực phẩm được bày bán ngoài chợ thường có quy trình xử lý, đóng gói và bảo quản không qua kiểm định của cơ quan chức năng. Việc tiêu dùng chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm tính của người tiêu dùng. Vậy bạn hãy lựa chọn cho mình những địa chỉ, những điểm bán hàng tiêu dùng tin cậy.
Hàng hóa, thực phẩm phải rõ nguồn gốc xuất xứ. Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường diễn biến rất phức tạp, Người tiêu dùng lại khó phân biệt, việc quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ cũng giúp bạn hạn chế được mua phải những mặt hàng kém chất lượng. Bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp đã có uy tín trên thị trường và quen thuộc đối với thói quen tiêu dùng của mình, khi bạn sử dụng một hàng hóa hay thực phẩm thay thế nên tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp thông qua các kênh thông tin mà bạn có thể tiếp cận.
Hãy học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm mua hàng từ bạn bè và người thân của mình, điều này giúp bạn trở thành một nhà tiêu dùng thông thái, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc tiêu dùng cho chính gia đình của mình.
Bạn đã biết về “Ngộ độc thực phẩm” chưa?
Ngộ độc thực phẩm thường được biết đến với tên gọi ngộ độc thức ăn. Có nghĩa là: các chất độc từ việc tiêu hóa thực phẩm nhiễm bẩn, hoặc từ vi khuẩn, virus và vi sinh vật bám trên thức ăn, hoặc từ các chất độc trong thức ăn như các loại nấm độc. Các vi khuẩn gây bệnh này thường bao gồm khuẩn hình que và E.Coli khiến cho thực phẩm bị nhiễm độc truyền nhiễm thông qua bãi nôn hoặc phân.
Tóm tắt triệu chứng
- Tiêu chảy – thường kèm theo máu
- Nôn mửa
Lời khuyên phòng tránh
Ăn nhẹ!
Tránh dùng các thực phẩm dạng cứng cho đến khi bạn ngừng nôn – khi bạn đã cảm thấy ngon miệng trở lại, cố gắng ăn miếng nhỏ, ăn ít và ăn các đồ ăn mềm như cơm hoặc bánh mì. Đừng quên uống nhiều chất lỏng – uống ngụm nhỏ và thường xuyên – để giữ cơ thể không bị mất nước.
Hãy ghi nhớ bốn C!
Cleaning -Lau rửa (diệt khuẩn các bề mặt làm việc và các dụng cụ, thiết bị sẽ giúp diệt trừ các vi khuẩn và virus), Cooking-Nấu chín (nấu chín sẽ giúp bạn diệt trừ bất cứ loại vi khuẩn nào), Chilling - làm đông lạnh (nhiệt độ lạnh thích hợp sẽ ngăn vi khuẩn sinh sôi và nhân rộng) và Cross-contamination- tránh lây nhiễm chéo (khi các vi khuẩn được truyền từ thức ăn sang thức ăn – một cách trực tiếp bằng việc tiếp xúc, hoặc gián tiếp từ tay sang các dụng cụ nấu bếp).
Rửa tay thường xuyên!
Rửa tay thường xuyên – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị đồ ăn, trước và sau khi ăn – sẽ cải thiện việc vệ sinh chân tay và giúp bạn chặn đứng việc lây lan ngộ độc thực phẩm sang bạn và những người thân yêu của mình.
Khi có vấn đề về sức khỏe hãy chủ động đi khám bệnh tại các cơ sở Y tế để được điều trị tốt nhất, Bệnh viện đa khoa Đức Giang tự hào là địa chỉ tin cậy để cho bạn lựa chọn.