Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề, kéo dài thời gian điều trị, làm tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe và là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) tại các nước phát triển tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 3-5% còn các nước đang phát triển tỷ lệ nhiễm khuẩn cao hơn nhiều từ 5- 20%.
Tại Việt Nam kết quả điều tra toàn quốc năm 2005 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5,7%.
Theo báo cáo tình hình sử dụng kháng sinh tại 15 bệnh viện 2008-2009 của Bộ y tế. Số chủng được vi khuẩn gây bệnh khác nhau theo từng bệnh viện
Tại Bệnh viện Đức giang qua điều tra cắt ngang tỷ lệ nhiễm khuẩn toàn bệnh viện trong 3 năm gần đây có sự thế giảm dần từ 4,2%; 2015: 3,5%; 2016: 3,07.
Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc và các yếu tố liên quan, tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh nhân điều trị nội trú làm căn cứ cơ sở đề xuất can thiệp đánh giá việc thực hiện các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới NKBV (nosocomial infection) là “Những NK người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại BV mà thời điểm nhập viện không thấy có yếu tố nhiễm khuẩn hay ủ bệnh nào. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện”.
Có thể nói, bất kỳ ai đã vào bệnh viện là có nguy cơ NKBV, không phân biệt người bệnh, nhân viên y tế hay người nhà. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của người bệnh và việc tiến hành các thủ thuật xâm nhập là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong NKBV.
NKBV có cơ chế lây truyền như cơ chế lây truyền bệnh nhiễm khuẩn (qua các đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, máu, da, niêm mạc). Tuy nhiên, có 3 đường lây truyền quan trọng nhất, đó là: Lây qua đường tiếp xúc; Lây qua giọt bắn; Lây qua đường hô hấp
Tương ứng với 3 đường lây truyền chủ yếu là một số yếu tố trung gian truyền bệnh chính là bàn tay chưa sạch của bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà, người thăm nuôi, dụng cụ y tế, chất thải y tế, không khí, môi trường bệnh viện.
Trong thời gian từ ngày 23/8 đến ngày 24/8/2015 bác sỹ và màng lưới KSNK bệnh viện đã giám sát 519 người bệnh trong diện điều tra tại 23 khoa lâm sàng.
1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện Đức giang hiện mắc.
Qua kết quả điều tra cắt ngang cho thấy trong bệnh nhân trong diện điều tra có 15 bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện tỷ lệ nhiễm khuẩn là 2,9 %. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp hơn so với điều tra cắt ngang 2016 ( 3,07%) tương đương với một số bệnh viện hạng I tại Hà nội.
2 . Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn Bệnh viện.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện tập trung ở khoa: Hồi sức cấp cứu; khoa Sơ sinh, Ngoại tiết niệu; Ngoại ổ bụng.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra cao nhất ở nhóm tuổi cao 60- 80 tuổi: 2.1% trên 80 tuổi: 2.8.6%.
- Nhiễm Khuẩn Bệnh viện ở bệnh nhân can thiệp thở máy cao: 50% bệnh nhân thở máy bị nhiễm khuẩn BV; viêm ruột trẻ sơ sinh 25 %; nhiễm khuẩn vết mổ 2,5% ; việc thực hiện các thủ thuật phải đảm bảo vô khuẩn như thay băng chăm sóc đúng cách vệ sinh máy, môi trường tránh nhiễm khuẩn cần tăng cường.
- Vì vậy trong khuyến cáo về phòng ngừa nhiễm khuẩn Bệnh viện đều nhấn mạnh hạn chế tối đa thủ thuật sâm lấn, bảo đảm kỹ thuật vô khuẩn và chăm sóc chuẩn sẽ góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn Bệnh viện.
- Phân bố nhiễm khuẩn theo phân loại vết mổ: Đối với vết mổ Sạch nhiễm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ là 2.3%. Đối với vết mổ bẩn và nhiễm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ lên đến 7.9% trong thời điểm điều tra.
- Vị trí Nhiễm khuẩn bệnh viện:
Kết quả nghiên cứu trong điều tra cắt ngang tháng 8/2017 cho thấy loại nhiễm khuẩn viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất phần lớn liên quan đến thở máy, nhiễm khuẩn tiêu hóa viêm ruột đối với trẻ sơ sinh và nhiễm khuẩn tiết niệu còn cao. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ đã giảm so với cùng ký năm trước ( 6,1%) đã có bước chuyển biến trong thực hiện các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật, áp dụng kháng sinh dự phòng thành công.
3.Tình hình sử dụng kháng sinh tại BV đa khoa Đức giang.
- Tình hình sử dụng kháng sinh đã được cải thiện hơn trước từ việc phối hợp kháng sinh đã giảm trước đây 36/62 ca phẫu thuật sạch, sạch nhiễm dùng kháng sinh dự phòng. Chủ yếu ở Khoa Sản, Mắt và ngoại chấn thương.
- 165 trường hợp điều trị 1 loại kháng sinh ; 112 bệnh nhân dùng phối hợp 2 loại kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh dự phòng đã tăng lên số lượng từ 6 lọ xuống 4 lọ đã được thực hiện thường quy trong phẫu thuật lấy thai và một số khoa đã điều trị theo kháng sinh đồ như Hồi sức cấp cứu, Nội, Nhi, truyền nhiễm...vv
Tóm lại:
1- Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện qua nghiên cứu cắt ngang của Bệnh viện đa khoa Đức giang tháng 8/ 2017 Tỷ lệ nhiễm khuẩn hiện mắc là 2.9%.
Trong đó Nhiễm khuẩn hô hấp chiếm cao nhất tiếp theo là nhiễm khuẩn tiêu hóa và nhiễm khuẩn vết mổ.
2- Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan tình trạng người bệnh: Bệnh nặng, phối hợp các loại bệnh mãn tính( HSCC, Khoa sơ sinh Ngoại ổ bụng, tiết niệu,...); liên quan đến can thiệp thủ thuật sâm lấn nhất viêm phổi liên quan đến thở máy, phẫu thuật lấy thai.
3- Bệnh viện đã từng bước áp dụng điều trị kháng sinh dự phòng và từng bước sử dụng kháng sinh hiệu quả dựa vào xét nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ.