Loét là tình trạng phổ biến trong y khoa. Loét có nhiều nguyên nhân và thường là hậu quả của một tình trạng bệnh nào đó. Tùy bệnh sinh và vị trí loét mà các can thiệp điều trị cũng khác nhau. Phổ biến và thường gặp là loét vùng chi dưới.
1. Phân loại:
Loét vùng chi dưới được chia làm 2 loại:
+ Loét bàn chân
+ Loét cẳng chân
2. Nguyên nhân:
Khoảng 70% loét cẳng chân gây ra bởi bệnh lý tĩnh mạch và 20% gây ra do suy động mạch hoặc bệnh lý hỗn hợp giữa động mạch và tĩnh mạch. Khoảng 85% loét bàn chân do bệnh thần kinh ngoại biên do biến chứng bởi bệnh lý động mạch.
- Các yếu tố nguy cơ của loét do tĩnh mạch gồm: tuổi cao, nữ, tiền sử gia đình, người da trắng, tiền sử thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch, chấn thương chân trước đây, phù chân mạn tính, lối sống thụ động và đứng lâu.
- Các yếu tố nguy cơ của loét do động mạch gồm: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì và hút thuốc lá.
- Các yếu tố nguy cơ của loét bàn chân gồm: mất cảm giác, hạn chế vận động khớp, bất thường giải phẫu, đái tháo đường, bệnh lý mạch máu, và áp lực cao lập lại.
- Loét tĩnh mạch: khi các van tĩnh mạch bị tổn thương hoặc bị dãn, dòng máu trào ngược đưa đến tăng áp lực tĩnh mạch, dần dần dẫn đến loét.
- Loét động mạch: do tổn thương tưới máu mô, nguyên nhân do xơ vữa, bệnh mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, do đái tháo đường, viêm mạch, vi huyết khối.
- Loét do đái tháo đường gồm đa yếu tố, bao gồm: suy động mạch và bệnh thần kinh ngoại biên
- Loét do áp lực: do áp lực liên tục lên các phần nhô của xương, như là gót chân, thường ở các bệnh nhân bất động. Đè ép mô kéo dài cùng với cọ sát và rách mô đưa đến thiếu máu mô cục bộ, hoại tử và hình thành loét. Ở bệnh nhân suy kiệt có thể kèm theo thiểu dưỡng da và teo cơ.
- Vấn đề nhiễm trùng: hầu hết các vết loét chi dưới do đái tháo đường đều có nhiễm trùng kèm theo
3. Điều trị:
+ Cắt lọc vết loét: cắt lọc cẩn thận đến mô sống chảy máu, loại bỏ các giả mạc trên vết thương cũng như các tế bào sừng hóa quanh bờ vết thương
+ Kiểm soát nhiễm trùng
+ Băng vết loét: nhằm tạo ẩm và bảo vệ vết loét, vết thương khô nên dùng băng tạo ẩm trong khi vết thương ướt nên dùng băng hút ẩm.
+ Giảm áp lực lên các chỗ lồi của xương.
- Điều trị loét tĩnh mạch: điều trị đè ép bằng băng hoặc vớ, áp lực tăng dần từ xa đến gần, từ ngón chân lên đến gối, mỗi vòng băng phủ qua nhau khoảng 50% đường kính băng, mức áp lực ép được khuyến cáo là 30 - 40 mmHg.
- Điều trị loét động mạch: tái thông mạch máu.
- Điều trị loét áp lực hay loét do bệnh lý thần kinh: giảm tải áp lực là quan trọng.
Theo thống kê với các phương tiện chăm sóc y khoa tốt nhất trước đây vẫn có 25 - 50% loét cẳng chân và hơn 30% loét bàn chân không lành hoàn toàn sau 6 tháng.
Công nghệ plasma:
Trong những năm vừa qua, cộng đồng các nhà khoa học plasma y tế thế giới đã đã tạo nên sự phát triển vượt bậc cả về khoa học và công nghệ, an toàn, hiệu quả, ứng dụng và cả mode hoạt động phức tạp của các thành phần plasma hoạt hóa. Sử dụng những kiến thức này, các thiết bị plasma đã được thay đổi và mở rộng cho mục đích y tế.
Tại Việt nam, khái niệm về plasma đang dần được hình thành ở Việt Nam. Thiết bị khoa học này đã được phát triển bởi các nhà khoa học trong nước đã được Bộ y tế cấp chứng nhận. Điều này góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ này.
Lợi ích khi được điều trị bằng máy Plasma
- Đây là phương pháp điều trị mới, hiệu quả
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt vết thương
- Kích thích và tăng tốc làm lành vết thương: tái sinh mô, tăng sinh tế bào
- Công hiệu nhanh loại bỏ các tác nhân gây bệnh, cả vi khuẩn đa kháng
- Cho đến nay, không có tác dụng phụ hoặc kháng thuốc
- Giảm đau, giảm ngứa và khó chịu, không cần gây mê
- Không thấy có tổn thương của lớp da sâu hơn
- Thấm sâu vào các nang lông và các khoang khác
- Dễ sử dụng, chính xác đến từng điểm
- Rút ngắn thời gian điều trị
Kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng tại Viện Bỏng quốc gia, cho kết quả khẳng định tính năng an toàn và có tác dụng giảm độ nhiễm khuẩn trên vết thương rõ rệt; vết thương được xử lý bằng plasma có sẹo phẳng và chỉ bị co kéo nhẹ.
Với hiệu quả đạt được, nhiều bệnh viện lớn trong nước đã ứng dụng Plasma lạnh để chăm sóc và điều trị trong đó có bệnh viện đa khoa Đức Giang
Hình ảnh vết thương trước và sau khi sử dụng công nghệ plasma