Thông tin chung về thuốc cản quang
Thuốc cản quang (TCQ) là những thuốc gây tăng hấp thu tia X và các loại tia khác khi chiếu qua cơ thể, do đó thuốc làm hiện rõ cấu trúc của cơ quan tập trung nhiều thuốc, có tác dụng hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh.
Thuốc cản quang chứa iod được coi là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ cao về phản ứng có hại, có thể để lại hậu quả nặng nề như phản vệ.
Từ nhiều năm trở lại đây, Trung tâm DI & ADR Quốc gia thường xuyên tiến hành tổng kết và đánh giá dữ liệu an toàn thuốc ghi nhận trong cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện liên quan đến nhóm thuốc này.
Thông tin ADR của thuốc cản quang
Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, trong đó, sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.-
Trong cơ sở dữ liệu báo cáo ADR của Trung tâm DI&ADR Quốc gia từ năm 2006 đến năm 2011 đã có tổng số 134 báo cáo liên quan đến thuốc cản quang chứa iod cụ thể như sau:
Số báo cáo ADR liên quan đến thuốc cản quang chiếm 1,24% tổng số báo cáo trong CSDL báo cáo ADR tại Việt Nam. Các loại thuốc cản quang được ghi nhận trong các báo cáo ADR là: Xenetic (iobitridol); Telebrix (ioxithalamat) và Ultravist (iopromid), Pamiray (iopamidol), Iopamiro (iopamidol).
Phần lớn các báo cáo về TCQ là các ADR nhẹ như khó chịu, mệt mỏi, ngứa, mày đay, ban đỏ, nôn và buồn nôn - chiếm 53,85% tổng số các ADR thu thập được trên loại thuốc này.
Ðối với các phản ứng nghiêm trọng, đáng chú ý có 25 trường hợp sốc phản vệ - chiếm 9,16% số phản ứng.
Các yếu tố nguy cơ khi dùng thuốc cản quang
Trên từng bệnh nhân, nhìn chung các ADR do thuốc cản quang rất khó dự đoán trước. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ xảy ra ADR cao hơn trên một số quần thể bệnh nhân nhất định đã được xác định.
Xử trí và dự phòng ADR thuốc cản quang chứa iod
Thận trọng khi sử dụng trên các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ
Hiện tại, có rất nhiều tranh cãi lợi ích của việc sử dụng corticoid để dự phòng các phản ứng quá mẫn do thuốc cản quang.
Việc áp dụng test lấy da trước khi sử dụng cũng là một biện pháp dự phòng gây nhiều tranh cãi.
Bộ y tế cũng đã ban hành phác đồ xử trí cấp cứu sốc phản vệ từ năm 1999. Các biện pháp cơ bản là ngừng dùng thuốc, cho bệnh nhân nằm tại chỗ, sử dụng thuốc: tiêm dưới da adrenalin dung dịch 1/1000 và các thuốc chống dị ứng đặc hiệu; thở oxy, bù nước, chất điện giải (nếu cần).
Kết luận
Thuốc cản quang chứa iod có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh. Do vậy, việc xây dựng và triển khai qui trình quản lý và sử dụng thuốc cản quang tại các cơ sở khám, chữa bệnh cũng như cập nhật hướng dẫn xử trí sốc phản vệ đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu các tai biến liên quan đến thuốc cản quang trong thực hành. Cán bộ y tế nên luôn chú ý khai thác tiền sử, thận trọng với các đối tượng có nguy cơ cao đồng thời chuẩn bị sẵn sàng bộ cấp cứu sốc phản vệ cũng như kỹ năng xử trí sốc phản vệ trước khi sử dụng các thuốc này.
Nguồn tham khảo: http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/67