Đối kháng thụ thể 5-HT3 là một trong các nhóm thuốc chống nôn, ngoài Ondansetron đã được sử dụng tại bệnh viện, Granisetron cũng là một thuốc chống nôn đối kháng mạnh, chọn lọc thụ thể 5-HT3, thuốc đã trúng thầu và được đưa vào sử dụng tại bệnh viện năm 2018. Bệnh viện xin cung cấp các thông tin cơ bản về thuốc Granisetron để các khoa phòng biết và sử dụng thuốc hợp lý an toàn:
1. Dạng thuốc: Granisetron-hameln 1mg/1ml là dung dịch đậm đặc để pha tiêm hay tiêm truyền có chứa 1,12mg granisetron hydroclorid tương đương với 1mg granisetron2. Chỉ định, cách dùng- Phòng và điều trị buồn nôn, nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị: tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch 10-40mcg/kg (tối đa 3mg) dùng trước điều trị 5 phút, có thể lặp lại nếu cần, các liều bổ sung cách nhau ít nhất 10 phút, tối đa 9mg/ngày
Hiệu quả có thể được tăng lên khi dùng chung với corticoid: dexamethason (8-20mg) hoặc methylprednisolon (250mg)
- Phòng và điều trị buồn nôn, nôn sau phẫu thuật: tiêm tĩnh mạch
Liều dự phòng: dùng 1mg trước khi gây tê, liều điều trị: 1mg/lần, tối đa 3mg/ngày
3. Cách pha và bảo quản- Tiêm tĩnh mạch: pha loãng ống 1ml tới 5ml, tiêm ít nhất 30 giây
- Truyền tĩnh mạch: pha loãng trong 20 - 50ml dịch, truyền ít nhất 5 phút
- Các dung dịch có thể dùng pha loãng: Natri clorid 0,9%, Glucose 5%
- Bảo quản: nên sử dụng ngay sau khi pha loãng
4. Thận trọng- Không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi
- Thận trọng trên bệnh nhân suy gan
- Thận trọng trên bệnh nhân loạn nhịp tim, đang điều trị với thuốc chống loạn nhịp hoặc chẹn beta (amiodaron, bisoprolol, metoprolol...)
- Có thể làm giảm nhu động ruột, cần theo dõi nếu bệnh nhân tắc nghẽn ruột bán cấp
5. Tác dụng không mong muốn- Thường gặp: táo bón, tiêu chảy, đau đầu, mất ngủ
- Ít gặp: phản ứng ngoại tháp, kéo dài khoảng QT, phát ban
(Các thông tin trên được tham khảo tại: Tờ hướng dẫn sử dụng của Granisetron-hameln, Dược thư quốc gia Anh 2018 (BNF74), Drugs.com)