logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư thường gặp, nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tại Việt Nam, ung thư thực quản đang đứng vị trí thứ 3 trong nhóm ung thư tiêu hóa, số ca tử vong do ung thư thực quản đang có xu hướng gia tăng.  Tuy nhiên, ung thư thực quản hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì thế, tầm soát ung thư thực quản chính là giải pháp giúp phát hiện ra nguy cơ ung thư thực quản cũng như ngăn ngừa ung thư. 

Nguyên nhân và triệu chứng gây ung thư thực quản

1.Tại sao nên tầm soát ung thư thực quản?

Ung thư thực quản có độ phổ biến đứng thứ 3 ung thư tiêu hóa và ngày càng có xu hướng gia tăng. Ung thư thực quản không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu, và trên 80% số ca mắc bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Ngoài ra thì một vài triệu chứng của ung thư thực quản thường hay nhầm lẫn với bệnh dạ dày hoặc trào ngược dạ dày. Khi phát hiện ra bệnh thì thường ở giai đoạn cuối và rất khó điều trị, khả năng sống không còn cao. 

Các yếu tố nguy cơ ung thư thực quản

Chính vì thế, nên cần thực hiện tầm soát ung thư thực quản từ sớm, ngay cả khi chưa có dấu hiệu của bệnh. Khi phát hiện ra bệnh sớm, thì các bác sĩ có được những phương án theo dõi và điều trị thích hợp, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Khi phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ giảm bớt gánh nặng tâm lý, người bệnh sẽ không quá bị sợ hãi, hoang mang, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

2. Khi nào cần đi tầm soát ung thư thực quản?

Theo như các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo: mỗi người cần khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư thực quản mỗi năm ít nhất một lần. Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn, qua đó phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, phát hiện ra được bệnh lý, nhờ đó có những phương pháp điều trị, thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe. Việc thực hiện tầm soát ung thư thực quản sớm sẽ giúp việc chữa trị hiệu quả hơn, tỷ lệ thành công được tăng lên đến khoảng 70%. 

Nên thực hiện tầm soát ung thư thực quản sớm khi có một trong các dấu hiệu là:

– Nuốt vướng, nuốt nghẹn: Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư thực quản, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy nuốt vướng khi ăn. Khi bệnh chuyển sang những giai đoạn sau, thì cảm giác sẽ đau hơn, ngay cả khi ăn thức ăn lỏng hay nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau. Nếu u to gây nghẹn nhiều, bệnh nhân sẽ bị nôn ra thức ăn.

– Sút cân: Ăn uống kém dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng, dinh dưỡng, suy kiệt và cân nặng sụt giảm rõ rệt.  

– Đau họng: Ung thư thực quản sẽ khiến cho thực quản hoạt động trở nên kém hiệu quả, kèm theo đó việc trào ngược dịch dạ dày tới họng cũng sẽ khiến họng đau rát. 

– Đau lưng, đau xương bả vai: Việc xuất hiện những cơn đau ở vùng lưng, vùng xương bả vai là những triệu chứng biểu hiện của việc ung thư thực quản đã lây lan, xâm nhập đến những bộ phận khác. 

– Ho dai dẳng, ho ra máu: Khi các tế bào ung thư lây lan và xâm lấn lấy toàn bộ hết phần thực quản. Sẽ gây ra việc thực quản bị loét, dò khí phế quản khiến cho những cơn ho sẽ dai dẳng, ho ra máu dữ dội. 

– Một vài biểu hiện khác: Da sạm khô, cơ thể mệt mỏi, biểu hiện của cơ quan di căn….