1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Ung thư biểu mô tế bào gai (Squamous cell carcinoma) thường xuất hiện ở phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ở nam giới tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Tỷ lệ gia tăng cho mỗi 10 độ gần đường xích đạo.
Ở người da trắng, tỷ lệ mắc ung thư tế bào gai thấp hơn 4 lần so với ung thư biểu mô tế bào đáy. Biểu hiện bệnh có thể khác nhau phụ thuộc một phần vào mức độ biệt hóa.
2.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:
- Tia cực tím B (UVB) trong ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân môi trường chính gây bệnh ung thư biểu mô tế bào gai. Hơn 80% ung thư da không phải melanom được tìm thấy ở những vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như đầu, cánh tay và bàn tay. Sự tương tác giữa hình thái da/ loại da và tiếp xúc với tổng thời lượng tiếp xúc với ảnh nắng mặt trời, đặc biệt là thời gian bị cháy nắng là rất quan trọng.
- Điều trị bằng PUVA ( psoralen và tia cực tím A ) cho bệnh vảy nến cũng là một yếu tố nguy cơ
- Tiền sử xạ trị cũng liên quan tới sự phát triển của bệnh ác tính ở da. Bệnh nhân với viêm da mạn tính do tia xạ ( ban đỏ, teo, hói, giãn mao mạch, thay đổi sắc tố và bệnh dày sừng ánh sáng ( actinic keratosis ) có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gai.
- Ung thư biểu mô tế bào gai cũng có thể phát triển tại vị trí viêm mạn tính như loét không lành ( sẹo bỏng, sẹo tỳ đè, sẹo do thiểu năng động mạch hoặc tĩnh mạch ) và những vị trí viêm mạn tính do tủy xương. Những ung thư này thường xuất hiện ở những vùng không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và xuất hiện rất nhiều năm sau khi quá trình bệnh bắt đầu. Khi ung thư biểu mô tế bào gai hiện hữu ở vết sẹo bỏng mạn tính, chúng có tên là sẹo Marjolin.
- Tiếp xúc với hóa chất ( nhựa than, các sản phẩm dầu hỏa hoặc tiếp xúc với thạch tín) có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô tế bào gai.
- Các bệnh lý tiền ác tính có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào gai như bệnh dày sừng do nắng, bệnh Bowen và bạch sản.
- Ung thư biểu mô tế bào gai hay gặp trong tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc ghép tạng
3.ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
3.1. Lâm sàng:
- Ung thư biểu mô tế bào gai có hình thái đại thể đồng nhất, không giống như ung thư biểu mô tế bào đáy
- Ung thư biểu mô tế bào gai có dạng những mảng ban đỏ, có ranh giới rõ ràng với bờ nổi cao. Khi xâm lấn sâu hơn, bờ cao hơn và tổn thương trở thành những nốt đỏ, chắc, không đau, có vảy, loét và/ hoặc hình sừng.
3.2. Mô bệnh học:
- Ung thư biểu mô tế bào gai tại chỗ đặc trưng bởi tế bào gai không đặc hiệu thay thế hoàn toàn biểu bì. Ở bệnh dày sừng anh sáng, các tế bào không đặc hiệu chỉ thay thế một phần biểu bì. Thâm nhiễm bạch huyết thường xuất hiện ở thượng bì nông.
- Xâm lấn được xác định bằng sự di chuyển các tế bào sừng không đặc hiệu qua màng đáy vào thượng bì
- Những tế bào này đa hình thể, phân bào nhiều lần và loạn sừng với những hạt hình sừng chứa những lớp cô đọng của tế bào gai với sừng hóa trung tâm.
3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh Bowen hay bệnh ung thư biểu mô tế bào gai tại chỗ, xuất hiện chủ yếu ở người già. Những tổn thương này là ban đỏ, có gờ nổi và ranh giới rõ ràng, có vảy nến dễ nhầm với bệnh vảy nến. Thường có tiền sử không đau, tồn tại trong nhiều năm mà không tăng trưởng. Nếu nằm ở dương vật, tổn thương này được gọi là chứng hồng sản Queyrat. Về mặt mô bệnh học, có bất thường tế bào của toàn bộ chiều dày biểu bì không xâm lấn đến hạ bì. Sự tiến triển chậm chạp, nhưng 5% cuối cùng sẽ xâm lấn hạ bì.
- U gai sừng ( keratocanthoma ): tổn thương này lớn nhanh có thể lành tính hoặc ác tính. Về đại thể hay mô học, nó giống ung thư biểu mô tế bào vảy, nhưng bản chất mâu thuẫn của nó thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng ban đầu trong giai đoạn vài tuần, thường sau đó là giai đoạn tiềm tàng, sau đó đến giai đoạn thoái lui, mỗi thời kỳ kéo dài vài tuần. Những tổn thương này được đặt tên là '' ung thư biểu mô tế bào gai không đầy đủ '' vì xu hướng thoái lui tự nhiên của nó, nhưng đôi khi có thể phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai xâm lấn hoặc di căn. Nguyên nhân của sự thoái lui này chưa rõ nhưng có thể chịu ảnh hưởng của miễn dịch. Vì nguy cơ ác tính hóa rất rõ ràng và dễ nhầm với ung thư biểu mô tế bào gai nên việc cắt bỏ hoàn toàn và đánh giá tiến triển là cần thiết.
5. ĐIỀU TRỊ:
- Ở đa số bệnh nhân, phẫu thuật cắt bỏ u là phương pháp điều trị chính. Thông thường, đường rạch cách bờ u 0.5 mm ở mặt và 1 cm ở những nơi khác. Zitelli đề xuất cắt rộng 4 mm cho các tổn thương có nguy cơ thấp và 6 mm cho các tổn thương có nguy cơ cao.
- Kiểm soát khối u và bảo tồn mô lành bằng phẫu thuật Mohs, rất hữu ích cho các khối u nguy cơ cao và tái phát
- Áp lạnh cho người cao tuổi hoặc cho bệnh tại chỗ/ dày sừng do ánh sáng.
- Nạo vét và đốt điện
- Không nên sử dụng chiếu xạ như phương thức điều trị chính, nhưng có thể sử dụng như điều trị hỗ trợ
6. THEO DÕI VÀ PHÒNG NGỪA:
- Điều quan trọng phải nhận ra một điều là ung thư biểu mô tế bào gai có nguy cơ tiềm ẩn di căn xa cũng như nguy cơ tử vong đáng kể, đặc biệt là nếu bệnh tái phát
- Cần phải theo dõi quá trình phát triển của bệnh để phát hiện sự tái phát và những khối u mới xuất hiện.
- Kiểm tra hạch và di căn xa. Nguy cơ hạch di căn không có dấu hiệu giải phẫu bệnh trong ung thư biểu mô tế bào gai là 2-3%. Tiên lượng liên quan chặt chẽ đến giai đoạn TNM.
Hiện tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Đức giang chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gai, với phác đồ cập nhật và phối hợp hội chẩn cùng khoa Ung bướu, khối cận lâm sàng để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.