logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng sớm bệnh sa sút trí tuệ

Sa Sút Trí Tuệ (SSTT) là một lí thường gặp trong thực tế lâm sàng nhưng ít khi được các bác sỹ nội khoa chú ý đặc biệt là gia đình bệnh nhân dẫn đến bệnh ngày càng tăng.Do đó,việc phát hiện sớm và chăm sóc tốt người bệnh SSTT là một vấn đề cấp thiết cần được đề ra nhằm mang lại lợi ích cho người bệnh,gia đình và xã hội. Theo số liệu thống kê năm 2015 của The World Alzheimer Report 2015, số ca bệnh sa sút trí tuệ mới là 3 ca/ 1 giây, hiện có khoảng 46,8 triệu người bị sa sút trí tuệ, trong đó khoảng 60% là bệnh Alzheimer. Tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng dần theo tuổi, từ khoảng 5% của người dưới 75 lên đến 40-50% của người sau 85 tuổi. Việt Nam chúng ta đương nhiên cũng không thể nào thay đổi khác hơn các nước này, tỉ lệ sa sút trí tuệ thống kê được khoảng 5% dân số trên 60 tuổi và tăng dần theo tuổi.Bệnh Alzheimer luôn đi kèm với một khoảng ngân sách điều trị khổng lồ và một gánh nặng về thể chất cũng như tinh thần lên bệnh nhân và người than của họ.

I. SA SÚT TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

- SSTT là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng nhận thức. Bệnh có thể xảy ra cho bất kì ai,nhưng thường phổ biến hơn ở người >65 tuổi, một số trường hợp 40-50 tuổi

- SSTT được định nghĩa theo DSM IV

- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn kèm 1 trong những dấu hiệu sau:

+ Mất ngôn ngữ

+ Mất thực dụng

+ Mất nhận thức                                      

+ Rối loạn về chức năng thi hành, khả năng trừu tượng và đánh giá

C:\Users\ADMIN\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\18690EE2.tmp

II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

  • Bao giờ cũng có rối loạn nhận thức và giảm hoạt động chức năng

  • Thường có giảm thị giác không gian và rối loạn hành vi

  • Các triệu chứng đặc hiệu thay đổi theo type SSTT

1. Giảm trí nhớ

  • Giảm khả năng học và lưu giữ thông tin mới (lặp đi lặp lại các hội thoại)

  • Giảm khả năng lấy lại thông tin (không thể nhớ tên, nhớ danh sách từ)

  • Giảm nhớ sự kiện cá nhân (quên đồ vật)

  • Trí nhớ khai báo (ngữ nghĩa) bị nặng hơn trí nhớ thủ tục

2. Giảm ngôn ngữ

  • Không nhớ được danh sách từ (đặc biệt trong bệnh Alzheimer)

  • Khó khăn khi tìm từ (định danh)

  • Giảm nói lưu loát từ

  • Không nói được những câu phức tạp

  • Khả năng hiểu khi nghe người khác nói còn tương đối tốt (có thể hiểu được những hướng dẫn)

3. Giảm thị giác không gian (Visuospatial impairments)

  • Giảm nhận biết hình ảnh (không nhận ra khuôn mặt người quen)

  • Giảm khả năng định hướng không gian (lạc ở những nơi quen thuộc, không vẽ được các hình theo không gian 3 chiều)

4. Giảm chức năng điều hành

  • Giảm khả năng lên kế hoạch, dự đoán, liên hệ, trừu tượng hoá : trắc nghiệm thuỳ trán

  • Tiếp nhận và sử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định (trắc nghiệm nối điểm phần B)

  • Giảm chức năng điều hành thường là biểu hiện đầu tiên được ghi nhận ở những người thông minh, có học vấn cao

  • Giảm rõ chức năng điều hành thường thấy trong SSTT thuỳ trán-thái dương trước khi xuất hiện suy giảm trí nhớ

5. Giảm hoạt động chức năng

  • Thường bắt đầu bằng các hoạt động hàng ngày có sử dụng công cụ, dụng cụ (IADLs) (quản lý chi tiêu, lái xe, mua bán, làm việc, sử dụng thuốc, lên lịch hẹn)

  • Giai đoạn muộn có giảm các hoạt động cơ bản hàng ngày (ăn, chải chuốt, mặc quần áo, đi vệ sinh)

  • Tần xuất và kiểu biểu hiện giảm hoạt động chức năng thay đổi tuỳ từng cá nhân và thể bệnh

  • Lưu ý: trong giai đoạn đầu của SSTT, không có sự tương quan rõ  giữa giảm hoạt động hàng ngày và suy giảm nhận thức trên các trắc nghiệm có thể không tương quan rõ

6. Các rối loạn về hành vi

Hầu như bao giờ cũng gặp và thường là mục tiêu chính của điều trị. Không có khả năng kiểm soát các triệu chứng này là lý do chính phải cho bệnh nhân vào trại dưỡng lão

6.1. Thay đổi nhân cách xuất hiện sớm

  • Thụ động (thờ ơ, cách ly xã hội)

  • mất kiềm chế (hành vi tình dục bất thường hoặc nói năng lung tung

  • tự cho mình là trung tâm (tính trẻ con, thiếu sự đại lượng)

  • Kích động rất thường gặp và thường nặng lên khi bệnh tiến triển

  • kích động về lời nói (25%)

  • kích động về hành động (30%)

  • các hành vi không kích động như đi lang thang (25-50%)

6.2. Trầm cảm (40-50%)

Đặc biệt trong bệnh Alzheimer và SSTT do mạch máu

6.3. Biểu hiện tâm thần

  • Hoang tưởng (30-60%): mất trộm, không chung thuỷ

  • Rối loạn về tiếp nhận (20-40%) – thường là ảo giác thị giác, hay gặp trong SSTT thể Lewy

6.4. Rối loạn giấc ngủ (>50%)

Mất ngủ, rối loạn chu kỳ thức – ngủ. Mất ngủ, đi lang thang và kích động là những lý do chính làm kiệt sức người chăm sóc

III.TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN: Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi sẽ dựa vào các yếu tố sau:


1 Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán

test-danh-gia-sa-sut-tri-tue-1

Chẩn đoán đối tượng bị sa sút trí tuệ

  • Suy giảm nhận thức:

Người bệnh sẽ được thực hiện các bài test đánh giá sa sút trí tuệ bằng các trắc nghiệm đọc xuôi và ngược các dãy số. Bên cạnh đó người bệnh có thể sẽ được nghe ba từ, sau khoảng 5 phút sẽ yêu cầu nhắc lại. Hoặc có thể kiểm tra trí nhớ của người bệnh bằng xem ba đồ vật, sau đó cất đi rồi yêu cầu bệnh nhân đọc lại. Một bài test khác có thể được đưa ra đó là cho bệnh nhân nghe một đoạn văn rồi sau đó yêu cầu bệnh nhân kể lại.

Để kiểm tra trí nhớ dài hạn của người bệnh, có thể hỏi các câu hỏi về bản thân người bệnh rồi kiểm chứng qua lời của người thân. Đưa ra các câu hỏi phù hợp với nền tảng kiến thức và văn hóa của bệnh nhân để kiểm tra.

  • Rối loạn nhận thức:

Rối loạn ngôn ngữ ở người bị bệnh sa sút trí tuệ, gồm thất ngôn cổ điển, khó tìm từ để diễn đạt còn thể hiện qua các câu nói trống rỗng, không có đầy đủ danh, động từ. Khi người bệnh ở giai đoạn đầu, nên yêu cầu người bệnh nói càng nhiều tên con vật càng tốt. Những người mắc bệnh Alzheimer sẽ không nói được quá 10 tên con vật và thường sẽ có sự trùng lặp trong câu trả lời.

  • Khó thực hiện được các động tác mặc dù chức năng vận động vẫn bình thường.

  • Không có khả năng xác định được đồ vật mặc dù chức năng giác quan vẫn bình thường

  • Suy giảm khả năng lên kế hoạch, tổ chức...

  • Khả năng trừu tượng bị suy giảm, người bệnh không có khả năng phân loại sự giống nhau và khác nhau giữa các đồ vật...

  • Khi người bệnh bị sảng thì các sự suy giảm này sẽ không xảy ra.

2 Dựa vào tiền sử của người bệnh

Cần tìm hiểu tiền sử của người bệnh về các thông tin như bệnh án, đơn thuốc, kết quả xét nghiệm, các bài test đánh giá sa sút trí tuệ...

Cần xác minh các triệu chứng khởi phát cấp, bán cấp hay từ từ. Nếu các triệu chứng khởi phát cấp thì thường là người bệnh bị sảng hơn là sa sút trí tuệ. Thực hiện các chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân nhiễm trùng, mạch máu, chấn thương, tâm thần hoặc các nguyên nhân khác. Nếu các triệu chứng khởi phát bán cấp, thường gặp trong các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc ung thư. Nếu các triệu chứng từ từ, thường gặp trong tình trạng sa sút trí tuệ.

3 Khám tổng quát, bao gồm khám thần kinh

Thực hiện khám tổng quát, khám thần kinh để tìm các dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson...

4 Thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý

Thực hiện các bài test đánh giá sa sút trí tuệ để phân biệt các thể của sa sút trí tuệ cũng như theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.

IV. ĐIỀU TRỊ

1 Sử dụng các loại thuốc để làm chậm tiến triển của bệnh

Sử dụng thuốc ức chế acetylcholinesterase để cải thiện khả năng nhận thức với người mắc bệnh Alzheimer. Các loại thuốc bao gồm: donepezil năm 1997, galantamine năm 2001, rivastigmin năm 2000.

Các loại thuốc trên đều có tác dụng kháng cholinesterase trong bệnh Alzheimer, cũng như làm tăng chức năng điều hành, trí nhớ.

2 Điều trị các rối loạn hành vi ở người bệnh

Thay đổi môi trường sống:

  • Xác định các yếu tố khởi phát bệnh.

  • Đảm bảo tiếp nhận thông tin.

  • Quản lý hành vi của người bệnh nhưng vẫn tôn trọng nhu cầu kiểm soát của bệnh nhân

  • Tăng cường tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, hồi tưởng.

  • Làm giảm sự đau đớn của người bệnh và gánh nặng cho người chăm sóc.

  • Làm chậm việc phải nhập viện, nhà dưỡng lão.

  • Bệnh nhân cần được đảm bảo an toàn.

Thực hiện điều trị trầm cảm:

  • Cần nhận biết các biểu hiện của trầm cảm như kích thích, hoặc thờ ơ, cách ly mọi người

  • Bệnh nhân được quyền lựa chọn và kiểm soát

  • Tìm hiểu những hoạt động yêu thích của người bệnh

  • Cần tăng cường khả năng nhận thức

Thực hiện điều trị mất ngủ:

  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê...

  • Các hội chứng rối loạn tâm thần cần được điều trị

  • Các thuốc chống trầm cảm có thể khiến tình trạng suy giảm trí nhớ thêm trầm trọng

  • Điều trị bằng ánh sáng (Light Therapy): nhằm lập lại nhịp ngày đêm một cách tự nhiên

Điều trị tình trạng kích động, bạo lực ở người bệnh:

  • Cần tìm yếu tố khởi phát

  • Lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp

  • Thay đổi môi trường sống của người bệnh

  • Có thể sử dụng thuốc nếu cần

Điều trị tình trạng loạn thần ở người bệnh

  • Xác định được các triệu chứng hoang tưởng của người bệnh

  • Sử dụng các loại thuốc chống loạn thần thế hệ cũ hoặc thế hệ mới

3 Sử dụng thuốc có tác dụng bảo vệ thần kinh

  • Có các chiến lược về dinh dưỡng

  • Sử dụng Estrogen: có tác dụng không rõ ràng trong việc làm chậm sự khởi phát của bệnh Alzheimer, nên điều trị sớm để có kết quả tốt.

  • Sử dụng Statins: có tác dụng ngăn ngừa sự lắng đọng amyloid trong não thông qua việc hình thành cholesterol, không phải tất cả các statin đều có tác dụng như nhau và các bằng chứng về hiệu quả vẫn còn là đề tài gây ra nhiều tranh cãi.

4 Tăng cường các hoạt động xã hội và hoạt động thể lực

V. Chăm sóc bệnh nhân SSTT

Chăm sóc như thế nào đối với bệnh nhân SSTT?

- Những bệnh nhân SSTT mức độ vừa và nặng cần có người chăm sóc để tránh họ tự làm hại mình hoặc người khác

- Người bệnh cũng cần có người chăm sóc hằng ngày như ăn uống, tắm rửa, và mặc quần…

- Cố gắng làm cho người bệnh nhận biết nhiều hơn về thời gian trong ngày, nên đặt đồng hồ ở những chổ mà người bệnh có thể thấy được; Mở rèm cửa để người bệnh biết khi nào ngày, khi nào đêm

- Giới hạn lượng cà phê uống

- Cố gắng giúp người bệnh tập thể dục hằng ngày

- Người bệnh cần được ở trong một phòng yên tĩnh sẽ giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ

- Ban đêm nên để đèn mức độ nhẹ hoặc lờ mờ, quá tối có thể gây nhầm lẫn

- Trong một môi trường gia đình có thể có nhiều yếu tố nguy hiểm và chướng ngại vật đối với bệnh nhân SSTT như dao bén, hoá chất nguy hiểm (xăng, dầu, axít), công cụ cầm tay đơn giản (máytiện) …thì cần sẽ phải lấy đi xa tầm tay người bệnh hoặc khóa lại

- Những bệnh nhân SSTT thường có Rối loạn hành vi do đó gia đình phải hiểu và giúp họ làm dịu bớt ngăn ngừa tình trạng gây bùng phát những rối loạn này

- Cần giảm bớt những hoạt động và tiếng ồn không cần thiết như giới hạn thăm viếng, giảm âm thanh tivi

- Người bệnh cũng cần được động viên tiếp tục những hoạt động bình thường của họ như chơi game,cờ,nhạc…điều này có thể tạo sự kích thích việc cải thiện trí nhớ

- Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể thao và những hoạt động kích thích trí thơng minh có thể làm chậm sự suy giảm chức năng nhận thức của bệnh nhân

- Ngoài ra,cần phải có nhân viên y tế theo dõi hằng tháng nhằm phát hiện và điều trị sớm những RL của người bệnh,cũng như hổ trợ cho người bệnh và thân nhân trong suốt qúa trình điều trị. Một số trường hợp nặng cần được chăm sóc hàng ngày bởi y tá

- Cần nắm những thông tin về bệnh SSTT

KẾT LUẬN: SSTT là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây nên làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Phát hiện sớm các biểu hiện liên quan, đưa BN đến khám và chăm sóc tốt có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện chất lượng sống của người bệnh cũng như giúp giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý tuân thủ thăm khám định kỳ ở các đơn vị có phòng khám SSTT. Vì mỗi một giai đoạn của bệnh cần có một phương pháp điều trị, kiểm soát các triệu chứng riêng, vì vậy việc thăm khám định kỳ và đúng hẹn là điều cần thiết.






Ngày đăng: 06/01/2020
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
19/04/2024 / benhvienducgiang
Ngày 28/3/2024 bệnh viện đa khoa Đức Giang phối hợp cùng Bộ môn Dược lý- Dược lâm sàng trường đại học Dược Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học báo cáo tình hình triển khai các hoạt động dược lâm sàng trên bệnh nhân ngoại trú đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện.
17/04/2024 / benhvienducgiang
Từ ngày 15-17/4/2024 tại Hội trường tầng 2, Bệnh viện đa khoa Đức Giang tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 228 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý là Cán bộ Ban thường vụ Thành ủy đương chức và nghỉ hưu; Cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa hiện đang cư trú và hưởng chế độ tại Thành phố Hà Nội.
08/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp vật tư y tế tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu mua sắm vật tư tiêu hao, hóa chất năm 2024;
08/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp vật tư y tế tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Mua sắm vật tư tiêu hao bông băng gạc năm 2024.
05/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp vật tư y tế tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Mua sắm vật tư dùng cho ghép thận;
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@benhvienducgiang.com
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Copyright 2017 © benhvienducgiang.com