Sụp mi là gì?
Bình thường, bờ tự do mi trên che 1/5 trên đường kính giác mạc, khi nhãn cầu ở tư thế nhìn thẳng (hay nói cách khác là bờ tự do mi trên che khoảng 2mm giác mạc), nếu bờ tự do mi trên che giác mạc quá giới hạn đó thì gọi là sụp mi.
BN không thể mở mắt trái khi nhìn thẳng
BN luôn ở tư thế ngửa mặt để nhìn rõ hơn
Cơ chế bệnh sinh của sụp mi bẩm sinh
Có nhiều ý kiến khác nhau về bệnh sinh của sụp mi bẩm sinh.
Theo Berke R.N. và Wadsworth J.A.C. (1955) phát hiện dưới kính hiển vi sự phát triển bất thường trong phần trước của cơ nâng mi, sợi cơ vân trong phần cơ phía sau dây chằng ngang bị thay thế một phần bởi mô sợi.
Theo Sullivan J.H. (1995), trong sụp mi bẩm sinh sợi cơ vân của cơ nâng mi bị thay thế bởi mô sợi và mô mì.
Lê Tấn Nghĩa (2002), phân tích kết quả giải phẫu bệnh 20 mẫu cơ nâng mi trên của bệnh nhân sụp mi bẩm sinh, tác giả thấy tất cả các mẫu cơ đều có sự thoái hoá cơ ở những mức độ khác nhau.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị sụp mi
Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị sụp mi nhưng có thể xếp thành ba nhóm chính:
- Phương pháp cắt một phần da mi phía trước
- Phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi trên
- Phương pháp dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận: treo mi trên vào cơ trán
Treo mi trên vào cơ trán chỉ mersilene hoặc dây Silicon trong phẫu thuật điều trị sụp mi bẩm sinh
Hình 3. Treo cơ nâng mi trên vào cơ trán theo hình ngũ giác.
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tốt đặc biệt cho những trường hợp chức năng cơ nâng mi kém. Tỉ lệ biến chứng hình thành u hạt thấp.
Tại khoa Mắt bệnh viện Đức Giang, chúng tôi đó tiến hành phương pháp treo cơ trán bằng chỉ Mersiline 4.0 chập đôi hoặc dây Silicon để điều trị sụp mi bầm sinh. Phương pháp này đó mang lại niềm vui cho nhiều bệnh nhân sụp mi.
Một vài hình ảnh bệnh nhân:
Kiểm tra độ mở mắt trong khi mổ
Kiểm tra nhắm kín mắt trong khi mổ.
Bệnh nhân sau mổ đó rất vui mừng, hài lòng với diện mạo mới của mình.