I. PHƯƠNG PHÁP ĐO QUANG:
1.1. Nguyên lý đo quang:
1.1.1. Bản chất của ánh sang:
Ánh sáng là một dạng vật chất vừa có tính chất hạt, vừa có tính chất sóng
Dựa vào tính chất sóng người ta giải thích được các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ và phân cực của ánh sáng.
Dựa vào tính chất hạt của ánh sáng người ta giải thích được hiện tượng quang điện, quang hoá và hiện tượng hấp thụ ánh sáng. ánh sáng được truyền đi trong không gian dưới dạng các hạt photon mang năng lượng còn gọi là quang tử.
1.1.2. Sự chuyển động phân tử và các mức năng lượng của phân tử vật chất:
Cấu tạo phân tử của vật chất phức tạp hơn nhiều so với cấu tạo nguyên tử vì vậy chuyển động phân tử cũng rất phức tạp. Chuyển động của phân tử vật chất bao gồm chuyển động của các nguyên tử, chuyển động dao động và chuyển động quay của bản thân phân tử.
Chuyển động của các điện tử trong phân tử tạo thành đám mây điện tử.
Chuyển động dao động là sự thay đổi tuần hoàn vị trí tương đối của các hạt nhân nguyên tử trong phân tử.
Chuyển động quay của phân tử là sự thay đổi tuần hoàn sự định hướng của phân tử trong không gian. Các dạng chuyển động phân tử xảy ra đồng thời và có tương tác lẫn nhau. Mỗi dạng chuyển động phân tử đều có năng lượng đặc trưng. Năng lượng của phân tử gồm 3 dạng năng lượng: năng lượng điện tử, năng lượng dao động và năng lượng quay
1.1.3. Sự tương tác giữa ánh sáng và các phân tử vật chất (nguyên lý đo quang):
Nguyên lý đo quang: Dựa trên nguyên lý của hiện tượng quang phổ hấp thụ.
Quang phổ hấp thụ thực chất là quá trình tương tác giữa hạt photon của ánh sáng với các phần vật chất. Khi ta chiếu một chùm tia sáng gồm các photon có các mức năng lượng khác nhau đi qua một dung dịch chất hấp thụ. Dung dịch chỉ hấp thụ chọn lọc những photon nào có mức năng lượng phù hợp với các mức năng lượng điện tử, năng lưượng dao động và năng lượng quay của phân tử chất đó.
Như vậy các phân tử vật chất có cấu trúc khác nhau sẽ cho những phổ hấp thụ với các đỉnh và bước sóng đặc trưng khác nhau.
1.1.4. Các định luật về sự hấp thụ ánh sang:
Định luật Bouger - Lamber: cường độ của một chùm tia sáng đơn sắc khi đi qua một dung dịch chất hấp thụ tỷ lệ nghịch với chiều dày của lớp dung dịch mà nó đi qua.
Định luật Beer: sự giảm cường độ ánh sáng khi đi qua một dung dịch chất hấp thụ phụ thuộc vào số lượng các tiểu phân tử vật chất hấp thụ mà ánh sáng gặp phải trên đưường đi, nghĩa là phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch chất hấp thụ.
Theo định luật Bouguer – Lamber - Beer chỉ đúng với trường hợp chất cần xác định nồng độ là dung dịch loãng: Độ hấp thụ quang (mật độ quang học) tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch:
OD = A = εLC
Trong đó:
OD hay E, A : Mật độ quang học của dung dịch
C : Nồng độ dung dịch
ε: Hệ số tắt của dụng dịch
L : Chiều dày lớp dung dịch mà chùm tia sáng đi qua.
Trong các tham số trên, hệ số tắt của dung dịch không đổi, chiều dày lớp dung dịch mà chùm tia sáng đi qua không đổi. Bản chất dung dịch và bước sóng không đổi, nên mật độ quang OD chỉ còn phụ thuộc vào nồng độ C của dung dịch.
Nếu nồng độ dung dịch cần định lượng vượt quá giới hạn cho phép thì mật độ quang học không còn tuyến tính với nồng độ dung dịch nữa. Khi đó nồng độ dung dịch tăng, khoảng cách giữa các phân tử là đáng kể, sẽ sai khác đi, hệ số hấp thụ không phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ nữa, khi ấy phải pha loãng dung dịch, kết quả thu được phải nhân với tỉ lệ pha loãng.
Quá trình dẫn truyền ánh sáng qua dung dịch được biểu diễn như sau:
It = I010-εLC
(Mật độ quang OD chính là hiệu số giữa cường độ ánh sáng tia ló với cường độ ánh sáng tia tới khi đi qua dung dịch )
OD= It - I0
Dựa vào định luật Bouguer - Lamber - Beer ta tính được nồng độ dung dịch cần đo:
Trong đó CM là nồng độ dung dịch mẫu đã biết trước. ODM (AM) mẫu là mật độ quang của dung dịch mẫu đo được. Như vậy hệ số K được coi là hệ số chuẩn trong quá trình làm xét nghiệm tìm nồng độ chất thử:
CT = Hệ số K × ODT = Hệ số K × AT
Trong đó
CT : nồng độ mẫu thử.
ODT hay AT : mật độ quang của mẫu thử.
1.2. Các phép đo quang :
1.2.1. Phép đo điểm cuối :
Là phép đo mật độ quang (OD, A) của dung dịch chất thử mà trong quá trình thực hiện phản ứng xảy ra hoàn toàn sau một thời gian nhất định. Tại thời điểm đó phản ứng kết thúc và tạo ra phức hợp màu đặc trưng và bền vững.
Mật độ đo được tỷ lệ thuận với nồng độ
CT = (AT/AM).CM = AT .K
K: hệ số factor.
• Chú ý trong phép đo điểm cuối:
- Trong hóa sinh lâm sàng, tất cả các xét nghiệm có phản ứng tạo mẫu đặc trưng, việc chọn bước sóng (kính lọc) phù hợp là việc làm bắt buộc. Hiện nay, hầu hết các xét nghiệm hóa sinh hiện đại, người ta sử dụng các loại thuốc thử với chế phẩm enzyme, sản phẩm của phản ứng màu thường được thể hiện dưới dạng màu hồng cánh sen, thích hợp cho việc chọn kính lọc có bưước sóng 500 - 546 nm, hoặc dưới dạng phức hợp màu xanh lục thích hợp cho việc lựa chọn kính lọc có bước sóng 578 - 620 nm.
- Các xét nghiệm hóa sinh: định lượng Glucose, protein, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, HDL_c, LDL_c, Ure ( so màu ), Bilirubin.
1.2.2 . Phép đo động học 2 điểm :
Phép đo này sử dụng cho các xét nghiệm hóa sinh có phản ứng xảy ra không hoàn toàn sau một thời gian nhất định. Không thể xác định điểm kết thúc của phản ứng.
Tại thời điểm t1 , đo mật độ quang A1
Tại thời điểm t2 , đo mật độ quang A2
∆A = A2 - A1: Hiệu số mật độ quang
Nồng độ chất cần tìm được xác định theo công thức sau:
CT = (AT/AM).CM = ∆A .K
Trong hóa sinh lâm sàng, xét nghiệm Ure và Creatinin máu thường được sử dụng phép đo động học 2 điểm.
1.2.3. Phép đo động học enzyme :
Phép đo này sử dụng cho các xét nghiệm hóa sinh tìm hoạt độ các enzyme trong huyết thanh.
Phản ứng enzyme thường không tạo phức hợp màu mà làm thay đổi độ đục của dung dịch phản ứng trong khoảng thời gian nhất định. Việc xác định hoạt độ của enzyme không thể xác định bằng phép đo điểm cuối mà phải sử dụng phép đo động học ở nhiều thời điểm ( t1, t2, t3, ..., tn )
Người ta thường quen gọi đó là phép đo Kinetic.
Phép đo này tính hoạt độ enzyme phải thông qua việc xác định hiệu số mật độ quang trung bình.
- Lấy hiệu số mật độ quang giữa hai thời điểm
∆A1 = A2 - A1
∆A2 = A3 - A2
∆A3 = A4 - A3
∆A4 = A5 - A4
Tính trung bình mật độ quang giữa các thời điểm
∆A = (∆A1 + ∆A2 + ∆A3 + ∆A4)/4
CT = ∆A.K
( K là hệ số factor do hãng sản xuất hoá chất xét nghiệm cung cấp )
Chú ý lắc đều, đo ngay
- Các xét nghiệm: GOT, GPT, Amylase...
II .Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu: Giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể như: chức năng gan – mật (men gan, bilirubin, protein...), chức năng thận (ure, creatinin...), tình trạng đường máu (glucose máu, HbA1c), tình trạng mỡ máu (triglycerid, cholesterol), ..
1. xét nghiệm Ure máu:
-Trị số bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l
Ure tăng cao trong các trường hợp: Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein...
Ure thấp trong các trường hợp: Suy gan làm giảm tổng hợp ure, chế độ ăn nghèo protein, truyền nhiều dịch...
Cách lấy mẫu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
2. xét nghiệm Creatinin máu:
-Trị số bình thường:
Nam: 62-120 Mmol/l
Nữ: 53-100 Mmol/l
- Creatinin tăng cao trong các trường hợp: Suy thận cấp và mãn, bí tiểu tiện, bệnh to đầu ngón, tăng bạch cầu, cường giáp, Goutte...
- Creatinin giảm gặp trong các trường hợp: có thai, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
3. xét nghiệm Đường máu:
- Trị số bình thường: 3,9- 6,4 mmol/l
- Đường máu tăng cao gặp trong các trường hợp: Tiểu đường do tuỵ, cường giáp, cường tuyến yên, điều trị corticoid, bệnh gan, giảm kali máu...
- Đường máu giảm gặp trong các trường hợp: hạ đường huyết do chế độ ăn, do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, nghiện rượu, bệnh Addison...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Chú ý: Lấy máu lúc đói và chuyển máu xuống khoa xét nghiệm chậm nhất là 30 phút sau khi lấy máu.
4. xét nghiệm HbA1C:
- Ý nghĩa : Nồng độ HbA1C phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng Glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường.
- Trị số bình thường: 4-6%
- HbA1C tăng trong các trường hợp: bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường khó kiểm soát,.
- HbA1C tăng giả tạo trong các trường hợp: ure máu cao, thalassemia.
- HbA1C giảm giả tạo trong các trường hợp: Thiếu máu, huyết tán, mất máu
- Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 1ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA
5. xét nghiệm Acid Uric máu:
- Trị số bình thường:
Nam: 180-420 Mmol/l
Nữ: 150-360 Mmol/l
- Acid uric tăng cao trong nhiều trường hợp: thường gặp nhất là trong bệnh Gout, leucemie, đa hồng cầu, suy thận, ung thư, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng nặng, bệnh vẩy nến...
- Acid uric giảm gặp trong các trường hợp: có thai, bệnh wilson, hội chứng Fanconi...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
5. Tên xét nghiệm:SGOT(ALT):
- Ý nghĩa: SGOT là men xúc tác phản ứng trao đổi nhóm amin. GOT không những ở bào tương (khoảng 30%) mà nó còn có mặt ở ty thể của tế bào (khoảng 70%). Nồng độ men SGOT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, cơ tim.
- Trị số bình thường ≤40 U/l
- SGOT tăng cao trong các trường hợp: Viêm gan cấp do virus hoặc do thuốc, tan máu, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ...
Lưu ý trong các trường hợp tế bào hồng cầu bị vỡ thì SGOT tăng rất cao
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
6. Tên xét nghiệmSGPT(AST):
- Ý nghĩa: SGPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan. Nồng độ SGPT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm.
- Trị số bình thường ≤40 U/l
SGPT tăng cao gặp trong các trường hợp viêm gan, nhũn não.
Nếu SGPT>SGOT: Chứng tỏ có tổn thương nông, cấp tính trên diện rộng của tế bào gan
Nếu SGOT>SGPT chứng tỏ tổn thương sâu đến lớp dưới tế bào (ty thể)
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
7. xét nghiệm: GGT :
- Trị số bình thường:
Nam ≤ 45 U/l
Nữ ≤30 U/l
- GGT tăng cao trong các trường hợp: Nghiện rượu, viêm gan do rượu, ung thư lan toả, xơ gan, tắc mật...
GGT tăng nhẹ trong các trường hợp: Viêm tuỵ, béo phì, do dùng thuốc...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
8. xét nghiệm ALP ( phosphatase kiềm):
- Trị số bình thường: 90-280 U/l
- ALP tăng rất cao trong các trường hợp: Tắc mật, ung thư gan lan toả.
- Kết quả ALP cũng tăng trong các trường hợp: Viêm xương, bệnh Paget (viêm xương biến dạng), ung thư xương tạo cốt bào, nhuyễn xương, còi xương. Vàng da tắc mật, viêm gan thứ phát( sau tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh Hodgkin, dùng thuốc tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp...)
- ALP giảm trong các trường hợp: Thiếu máu ác tính, suy cận giáp, thiếu vitamin C, dùng thuốc giảm mỡ máu...
9. xét nghiệm Protein toàn phần:
- Trị số bình thường: 65-82 g/l
- Protein tăng trong các bệnh lý: Đa u tủy (Kahler), bệnh Waldenstrom, thiểu năng vỏ thượng thận ...Ngoài ra có thể gặp protein máu tăng trong các trường hợp cô đặc máu: sốt kéo dài, ỉa chảy nặng, nôn nhiều...
- Protein giảm trong các trường hợp: thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, ưu năng giáp nhiễm độc, suy dinh dưỡng... ngoài ra, có thể gặp giảm protein máu do pha loãng máu (nhiễm độc nước, truyền dịch quá nhiều...)
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
10. xét nghiệm Albumin máu:
- Trị số bình thường: 35-55 g/l
- Albumin tăng thường ít gặp: Shock, mất nước...
- Albumin giảm thường gặp trong các trường hợp: Xơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, đa u tủy ( Kahler), Waldenstrom...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
11. xét nghiệm Chỉ số A/G:
- Trị số bình thường: 1,2 – 2,2
- A/G < 1 do tăng globulin, do giảm albumin hoặc phối hợp cả 2:
- Giảm albumin: do thiếu dinh dưỡng, ung thư, lao, suy gan...
- Tăng globulin: Đa u tuỷ xương, Bệnh collagen, nhiễm khuẩn...
- Đồng thời giảm albumin và tăng globulin: Xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ, đau tuỷ xương...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
12. xét nghiệm Định lượng B2M (B2 Microglobulin):
- Ý nghĩa: B2M do các tế bào lympho, tương bào sản sinh và có trên bề mặt các tế bào này. Định lượng B2M góp phần phân loại, tiên lượng, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh đa u tuỷ xương, u lympho.
- Trị số bình thường: 0,8 -2,2 mg/l
- B2M tăng trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính, suy giảm chức năng thận, các bệnh ác tính. Đặc biệt, kết quả đo B2M tăng cao xuất hiện ở bệnh nhân đa u tuỷ xương, u lympho.
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
13. Tên xét nghiệm: Cholesterol toàn phần
- Trị số bình thường: 3,9-5,2 mmol/l
- Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, vữa xơ động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến...
Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn ...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
14. xét nghiệm Triglycerid:
- Trị số bình thường: 0,5- 2,29 mmol/l
- Triglycerid tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường...
- Triglycerid giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
15.Tên xét nghiệm HDL-C:
- Trị số bình thường: ≥ 0,9 mmol/l
- HDL-C tăng: ít nguy cơ gây vữa xơ động mạch
- HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây vữa xơ động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
16. xét nghiệm LDL-C:
- Trị số bình thường: <=3,4mmol>
- LDL-C càng cao, nguy cơ bị vữa xơ động mạch càng lớn.
LDL-C tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì...
- LDL-C giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
17. xét nghiệm Canxi toàn phần:
- Trị số bình thường: 2,2-2,7 mmol/l
- Canxi toàn phần tăng trong các trường hợp: loãng xương, đa u tuỷ, cường phó giáp trạng, bệnh Paget, cường giáp, dùng lợi tiểu Diazit...
- Canxi toàn phần giảm trong các trường hợp: Thiếu vitamin D, còi xương, thiểu năng giáp, suy thận, một số trường hợp không đáp ứng với vitamin D, hội chứng thận hư, các trường hợp giảm Albumin máu, tan máu, viêm tụy cấp, thai nghén...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
18. xét nghiệm Ca++ máu:
-Trị số bình thường: 1,17-1,29 mmol/l
- Ca++ tăng trong các trường hợp: Đa u tủy, loãng xương, viêm phổi, giảm phosphat máu, nhiễm độc vitamin D, cường cận giáp tiên phát hoặc thứ phát...
- Kết quả Ca++ giảm trong các trường hợp: Thiểu năng cận giáp, suy thận, bệnh Tetanie, còi xương, các bệnh có giảm Albumin máu...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
19. xét nghiệm Sắt trong máu:
- Trị số bình thường:
Nam: 11-27 Mmol/l
Nữ: 7-26 Mmol/l
- Sắt tăng trong các trường hợp: tan máu, suy tủy, xơ tủy, rối loạn sinh tủy, xơ gan, nhiễm độc sắt, truyền máu nhiều lần...
- Sắt giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, viêm nhiễm mạn tính, chảy máu kéo dài, ăn kiêng, giảm hấp thu sắt (cắt đoạn ruột, dạ dày...)
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
20. xét nghiệm Ferritin:
- Trị số bình thường:
Nam giới và phụ nữ đã mãn kinh: 16,4- 323 ng/ml
Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ: 6,9- 282 ng/ml
- Ferritin tăng rất cao trong các trường hợp: Suy tủy, tủy giảm sinh, rối loạn sinh tủy, Hodgkin, đau tuỷ xương...Ferritin cũng tăng cao trong các trường hợp: Nhiễm trùng, có khối u mãn tính( tăng giả tạo), truyền khối hồng cầu nhiều lần, tan máu...
- Ferritin giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, các bệnh mãn tính, viêm đa khớp, suy thận, các bệnh gây mất máu mãn tính (rong kinh, trĩ, viêm loét đường tiêu hoá, chảy máu dạ dày...), rối loạn hấp thu (do cắt dạ dày, viêm ruột non mãn tính)...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
21. xét nghiệm Amylase máu:
- Trị số bình thường: ≤ 220U/l
Kết quả sẽ Amylase tăng cao trong các trường hợp: Viêm tụy cấp, ung thư tuỵ, quai bị, viêm tuyến nước bọt, thủng dạ dày, tắc ruột cấp,...
Amylase giảm thường ít gặp: ung thư tụy, sỏi tụy
Mẫu máu để xét nghiệm: Mẫu máu nên lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
22. xét nghiệm CK (Creatin – Kinase):
- Ý nghĩa :CK là men có nhiều trong cơ tim và cơ xương, nồng độ men này phản ánh tình trạng tổn thương cơ.
- Trị số bình thường: ≤ 200U/l
- CK tăng cao trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, chấn thương cơ, viêm cơ, choáng, hoạt độ CK tăng gặp ở nhiều loại tổn thương cơ, bệnh loạn dưỡng cơ Duchene tiến triển và một số trạng thái (gắng sức sinh lý, sốt cao ác tính, thiếu oxy cơ, sau phẫu thuật, sau tiêm bắp một số thuốc kháng sinh, điều trị thuốc giảm đau, thuốc chống loạn nhịp...
- CK giảm trong trường hợp: teo cơ
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
23. xét nghiệm CRP - n :
- Ý nghĩa:CRP-n được tổng hợp ở gan , được sản xuất nhanh và mạnh ở giai đoạn cấp tính để đối phó với một số tác động đến cơ thể. CRP nằm trong tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể bởi nó có 2 vai trò: nhận dạng yếu tố tác động và hoạt hoá bổ thể làm tăng thực bào. Chính vì vậy CRP có ý nghĩa trong:
- Chẩn đoán sớm một số bệnh đặc biệt là nhiễm vi khuẩn, các tổn thương tế bào cơ tim, tổn thương những vi mạch
- Tiên lượng bệnh: Nồng độ CRP tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương mô và tình trạng nhiễm trùng.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhất là khi dùng kháng sinh, các thuốc chống viêm.
- CRP tăng sớm trong máu 6-12 giờ sau khi khởi phát viêm, tăng rất cao khi viêm nhiễm nặng và giảm nhanh khi loại bỏ được tác nhân gây bệnh.
- Trị số bình thường: < 7 mg/l
- CRP tăng cao trong các trường hợp: nhiễm trùng, tổn thương mô, thấp khớp, viêm phổi, ung thư vú, SLE, sốt do thấp khớp, viêm đa khớp, sau phẫu thuật...CRP tăng nhẹ trong các trường hợp: Stress, hôn mê, nhiễm virus...
Mẫu máu: Mẫu máu sẽ được lấy từ cơ thể vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.