logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Phục hồi chức năng nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não

Rối loạn nuốt hay khó nuốt là một cảm giác “mắc kẹt” hay làm tắc nghẽn đường đi của thức ăn qua miệng, họng, thực quản tới dạ dày. Rối loạn nuốt có thể là do tổn thương khu vực lưỡi, tổn thương cảm giác dây phế vị và trung tâm nuốt… Một trong những nguyên nhân thường gặp hơn cả đó là đột quỵ não, lúc này cơ hầu họng rơi tình trạng liệt dẫn đến chứng nuốt khó,  người bệnh gặp khó khăn khi nuốt các chất, không chỉ thức ăn, thức uống mà còn cả khi uống thuốc và nuốt nước bọt.

Hậu quả nghiêm trọng của rối loạn nuốt là bệnh nhân hít dị vật vào phổi gây viêm phổi, nghẹt thở gây tử vong. Ngoài ra rối loạn nuốt còn gây cho bệnh nhân mất nước, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng miễn dịch… Vì vậy việc phát hiện tình trạng rối loạn nuốt là điều hết sức quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não.

Làm thế nào để phát hiện rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não?

- Nếu bệnh nhân đang nằm ở viện thì nhân viên y tế sẽ thăm khám và đánh giá khả năng nuốt của bệnh nhân bằng cách kiểm tra vận động cơ hầu họng, lưỡi, làm nghiệm pháp GUSS, thang điểm MASA, nội soi ống mềm đánh giá nuốt…

- Nếu bệnh nhân ở nhà có thể nghi nghờ có rối loạn nuốt nếu thấy :

 Thức ăn, thức uống trong miệng chảy ra ngoài khi đang ăn uống.

 Thường xuyên chảy nước bọt, nước bọt đọng nhiều trong miệng.

 Gặp khó khăn trong việc cắn, nhai, dùng lưỡi đẩy thức ăn.

 Phải gắng sức khi nuốt và nuốt lâu, ngậm thức ăn lâu.

 Nuốt rồi vẫn thấy vướng ở trong họng.

 Ho khi đang nhai chưa nuốt, khi mới nuốt và một hồi lâu sau khi nuốt.

 Thay đổi giọng nói sau ăn.

 Viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.

Nếu nghi ngờ cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị rối loạn nuốt sớm.

Điều trị rối loạn nuốt có nhiều phương pháp như các phương pháp bù trừ, các kỹ thuật phục hồi chức năng, các biện pháp can thiệp xâm nhập và điều trị ngoại khoa. Theo thống kê không hoàn toàn thì khoa Phục Hồi Chức Năng bệnh viện Đa Khoa Đức Giang trong tháng 2 và tháng 3 năm 2019 đã tiếp nhận và điều trị khoảng 15 ca bệnh rối loạn nuốt sau đột quỵ não. Bệnh nhân rối loạn nuốt tại khoa sẽ được điều trị: các kỹ thuật thay đổi tư thế khi nuốt, tập gia tăng nhận thức cảm giác để kích thích nuốt, tập vận động miệng lưỡi, tập phát âm, tập làm sạch khoang miệng... Các rối loạn nuốt thường cải thiện sau 1- 3 tuần điều trị. Một số bệnh nhân cải thiện rối loạn nuốt rất ngoạn mục, tiêu biểu hiện nay (10/05/2019)  Bệnh nhân T.V.Đ sn 1929 địa chỉ Lương Tài- Bắc Ninh, vào viện trong tình trạng có rối loạn nuốt phải ăn qua sonde dạ dày sau khi bị đột quỵ não ở nhà 1 tháng. Sau khi điều trị 1 tuần bệnh nhân đã có thể ăn được đường miệng hoàn toàn.

C:\Users\PHCN1\Downloads\IMG_7520.jpeg C:\Users\PHCN1\Downloads\IMG_7528.jpeg

Hình ảnh: Bệnh nhân T.V.Đ sn 1929.

Ngoài ra  người nhà cần lưu ý gì khi chăm sóc bệnh nhân?

- Thức ăn, thức uống: Thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng. Nếu ngườ bệnh nhai khó, nuốt khó, thức ăn cần phải được xay nhuyễn. Đối với người bệnh ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ sặc hơn.

- Cần tránh các loại thức ăn: Thức ăn khô, kích thước lớn, có nhiều sợi xơ, dai, khó cắn, khó nhai.Thức ăn rời rạc thành từng miếng nhỏ.Thức ăn dễ dính vào răng, nướu và đọng lại trong má như bánh, kẹo dừa.

- Tư thế ăn uống: Người bệnh cần ngồi thẳng khi ăn, uống thuốc, súc miệng. Nếu người bệnh không thể tự ngồi, người chăm sóc nên quay đầu giường lên cao hoặc đỡ người bệnh xuống ghế có dựa lưng và chỗ đỡ tay, sử dụng gối chêm để hỗ trợ tư thế đúng và thoải mái. Tư thế tốt nhất là vuông góc ở hông, đầu gối và cổ chân, với bàn chân chạm sàn hoặc để trên bục nếu ngồi trên giường cao, không nên để chân lơ lửng. Người bệnh cần ngồi hoặc đi tới lui sau khi ăn 30 phút để tránh trào ngược.

- Thực hiện quy tắc an toàn: Chỉ ăn uống khi tỉnh táo. Ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ. Nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo.  Để thức ăn ở phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu là bên thức ăn bị chảy ra ngoài). Không nói khi đang nhai và nuốt. Nếu người bệnh khó mở miệng, người chăm sóc dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh. Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra. Khi người bệnh ngậm lâu, người chăm sóc nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má người bệnh.

- Môi trường ăn uống: Đủ ánh sáng. Trong khi ăn, cần tránh các yếu tố gây xao lãng như tivi, radio và đông người làm người bệnh mất tập trung. Người chăm sóc cần động viên, khuyến khích, kiên nhẫn và giữ bầu không khí thoải mái, vui vẻ.

- Vệ sinh miệng: Vệ sinh miệng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh có rối loạn nuốt, các chất bẩn đóng trong miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cần vệ sinh miệng cho người bệnh sau khi ăn. Nếu người bệnh không thể đánh răng và súc miệng thì cần rơ miệng để làm sạch răng, lưỡi và 2 bên má. Không sử dụng mật ong vì dễ gây sâu răng và phát triển vi khuẩn. Không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.


                                                             


Ngày đăng: 23/05/2019
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
19/04/2024 / benhvienducgiang
Ngày 28/3/2024 bệnh viện đa khoa Đức Giang phối hợp cùng Bộ môn Dược lý- Dược lâm sàng trường đại học Dược Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học báo cáo tình hình triển khai các hoạt động dược lâm sàng trên bệnh nhân ngoại trú đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện.
17/04/2024 / benhvienducgiang
Từ ngày 15-17/4/2024 tại Hội trường tầng 2, Bệnh viện đa khoa Đức Giang tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 228 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý là Cán bộ Ban thường vụ Thành ủy đương chức và nghỉ hưu; Cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Tiền khởi nghĩa hiện đang cư trú và hưởng chế độ tại Thành phố Hà Nội.
08/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp vật tư y tế tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu mua sắm vật tư tiêu hao, hóa chất năm 2024;
08/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp vật tư y tế tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Mua sắm vật tư tiêu hao bông băng gạc năm 2024.
05/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp vật tư y tế tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Mua sắm vật tư dùng cho ghép thận;
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@benhvienducgiang.com
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Copyright 2017 © benhvienducgiang.com