1. Giới thiệu:
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến ở nam giới khi về già. Tuyến tiền liệt bị phì đại, gây chèn ép vào cổ bàng quang (đường đi tiểu) là nguyên nhân gây tiểu rắt, bí tiểu, đi tiểu nhiều. Có những bệnh nhân một đêm đi tiểu 9-10 lần. Người bệnh rất khó chịu vì cảm giác đi tiểu nhưng không hết, thường phải “rặn” mà dòng tiểu rất yếu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số nam giới mắc bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt (TTL) ở tuổi 60 chiếm 59%, ở tuổi 70 chiếm 76,9%,trên 80 tuổi chiếm 90%. Hiện nay tuổi thọ dân số ngày càng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ nam giới mắc bệnh phì đại lành tính TTL tăng theo.
\
2. Phương pháp điều trị: gồm 2 phương pháp:
Được chỉ định khi bệnh chưa gây biến chứng, Việc điều trị dựa vào sử dụng thuốc và theo dõi tiến triển của bệnh. Bao gồm các thuốc sau:
- Các thuốc nội tiết: đối kháng GnRH (Nafarelin, Leuprolide, Buserelin), kháng thụ thể Androgen (Flutamide, Casodex, Zanoterone), ức chế 5 alpha-reductase (Finasteride, Epristeride), các thuốc từ Progesteron (Megesterol acetate, Hydroxy progesterone, Chlormadinine acetate, Cyproterone acetate), thuốc kháng a-adrenergic (Alfuzosin, Terazosin, Doxazosin, Tamsulosin)
- Các thuốc chiết xuất từ cây cỏ: một số được chiết xuất từ rễ, lá, hạt, một số được kết hợp bởi hai hoặc nhiều cây khác nhau như: Serenoa repens (cỏ lùn châu Mỹ), Hydroxis rooperi (cỏ sao Nam Phi), Pygeum africanum (mận châu Phi), Urtica clioica et urens (tầm na gai), Secale cereale (phấn lúa mạch), Cucurbita pepo (hạt bí).
- Các thuốc không phải chiết xuất từ cây cỏ: Mepatricin là một chất polyene bán tổng hợp được phân lập từ chủng Streptomyces.
Áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại hoặc khi bệnh đã gây biến chứng. Có nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là cắt đốt nội soi qua niệu đạo hoặc phẫu thuật mổ bóc u.
Cắt đốt phì đại lành tính TTL nội soi qua niệu đạo. Phương pháp này đến nay vẫn được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị bệnh. Ứng dụng cho bệnh ở giai đoạn 2, u 60 - 70g.
Phẫu thuật mở. Áp dụng khi u xơ có trọng lượng > 70g, hoặc có biến chứng sỏi bàng quang hoặc túi thừa bàng quang. Có các biến chứng hay gặp như: chảy máu, nhiễm khuẩn, hẹp cổ bàng quang, đái không tự chủ, phóng tinh ngược dòng.
Cắt u xơ tiền liệt tuyến bằng laser. .
Làm bốc hơi nước trong u xơ tiền liệt tuyến.
Điều trị bằng áp nhiệt. .
Tiêu hủy u xơ bằng kim qua đường niệu đạo (TUNA). .
Đặt ống nong niệu đạo tiền liệt tuyến (stent).
3. Nút động mạch tiền liệt tuyến (PAE).
Với phương pháp này bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ ở vùng bẹn, thầy thuốc sẽ đưa một ống thông nhỏ vào động mạch chậu, chụp chọn lọc nhánh động mạch cấp máu cho tuyến tiền liệt sau đó bơm vật liệu gây tắc mạch (hạt PVA hoặc hạt vi cầu) vào lòng động mạch, bệnh nhân có thể ra viện sau một vài ngày.
Kĩ thuật nút động mạch tiền liệt tuyến
Theo Ths.Bs Ngô Vĩnh Hoài , khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Đức Giang, nút mạch chữa phì đại tuyến tiền liệt là phương pháp xâm lấn tối thiểu, giúp thể tích tuyến tiền liệt nhỏ đi không chèn ép vào cổ bàng quang, không kích thích vào cổ bàng quang để bệnh nhân không bị bí đái, không đi đái nhiều lần.
Với phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh có thể uống thuốc, phẫu thuật. Với điều trị thuốc, người bệnh uống hàng năm (chi phí trung bình 1 triệu/tháng) nhưng nhiều trường hợp triệu chứng giảm chậm, vẫn còn hiện tượng bí đái và thuốc cũng có những tác dụng phụ nhất định như hạ huyết áp, rối loạn cương dương. Còn với phẫu thuật, nếu u to quá 80gram thì nguy cơ chảy máu rất cao. Trong phẫu thuật bệnh nhân có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, nằm viện từ 5 – 7 ngày sau mổ. Chưa kể, tỉ lệ gặp tình trạng xuất tinh ngược, tiểu tiện không tự chủ sau phẫu thuật cũng khá lớn.
Nút mạch chữa phì đại tuyến tiền liệt là một phương pháp mới, một lần nút mạch duy nhất từ 2 – 3 tiếng, người bệnh không bị đau đớn, không chảy máu nên không có nguy cơ nhiễm trùng. Khi thực hiện người bệnh tỉnh táo hoàn toàn, sau 1 đêm nút mạch là bệnh nhân có thể xuất viện, uống kháng sinh 5 -7 ngày phòng bội nhiễm rồi các triệu chứng gây bí tiểu, tiểu đêm dần dần giảm xuống. Đặc biệt, "chuyện ấy" của quý ông hoàn toàn bình thường do không có nguy cơ xuất tinh ngược.
“Thông thường, sau khi được nút mạch khoảng 2 tuần khối u xơ bắt đầu nhỏ lại, bệnh nhân đi tiểu dễ chịu ngay. Có bệnh nhân sau 3 – 4 ngày nút mạch là có thể đi tiểu bình thường, không còn tiểu đêm nhiều, dòng tiểu thông thoáng hơn không tồn dư nước tiểu. Nhiều người bệnh đã rất hạnh phúc sau can thiệp bởi triệu chứng lâm sàng giảm hẳn, chất lượng cuộc sống được tốt hơn .
Ưu điểm của phương pháp thì quá rõ ràng, nhưng đây là một kỹ thuật khó do nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt thường lớn tuổi, mạch đã bị xơ vữa, mạch nhỏ xoắn (động mạch tuyến tiền liệt chỉ nhỏ khoảng 1mm) nên đưa ống thông vào rất khó khăn.
Nút mạch tuyến tiền liệt được chỉ định cho các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng là tiểu đêm, tiểu nhiều lần chục lần, khó tiểu. Bệnh nhân cũng cần lưu ý, chỉ bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt gây triệu chứng lâm sàng mới cần can thiệp. Còn bệnh nhân có tuyến tiền liệt to nhưng không gây triệu chứng thì không nên tiến hành can thiệp kể cả phẫu thuật hay nút mạch.
Về chi phí điều trị, nếu bệnh nhân không có BHYT, chi phí nút mạch khoảng 25 triệu đồng. Còn có BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả gần hết theo từng loại thẻ. Với những ưu điểm về điều trị, chi phí tương đương phẫu thuật (thậm chí rẻ hơn), BV Đa Khoa Đức Giang hiện đã được chuyển giao đào tạo thành công phương pháp này từ bệnh viện Việt Đức.