Bệnh nhân Vũ Đức L sinh năm 1949 , địa chỉ tại Gia Lâm - Hà Nội, đến phòng khám chuyên khoa tiết niệu với triệu chứng tiểu khó nhiều đã hành hạ từ lâu. Qua thăm khám các bác sỹ chuyên khoa phát hiện niệu đạo hẹp xơ khít lỗ tiểu gần như bít tắc hoàn toàn, dương vật bị cắt cụt 1/3 ngoài. Được biết bệnh nhân nhiều lần phẫu thuật tạo hình nhưng đều tái phát hẹp niệu đạo gây tiểu tắc nghẽn.
Sau khi nhập viện bệnh nhân được bác sỹ chỉ định chụp phim niệu đạo bàng quang ngược dòng để xác định vị trí hẹp, làm các thủ tục xét nghiệm để phẫu thuật tạo hình.
Hình 1: Phim chụp niệu đạo ngược dòng cho thấy đoạn niệu đạo hẹp
Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được tạo hình bóc tách đoạn niệu đạo xơ hẹp, khâu phục hồi. Sau phẫu thuật khả năng đi tiểu đã tốt hơn hẳn, không còn những khó chịu, tắc nghẽn do không thể đi tiểu mạnh. Tâm lý bệnh nhân cũng vui vẻ hẳn lên. Sau mổ 7 ngày bệnh nhân được xuất viện.
* Qua trường hợp trên bạn đọc biết được một số lưu ý trong bệnh hẹp niệu đạo như sau:
- Hẹp niệu đạo có thể do viêm do thiếu máu, hay do chấn thương. Những quá trình này có thể làm cho hình thành mô sẹo, mô sẹo co rút gây hẹp lòng niệu đạo, gây kháng lại dòng nước tiểu chảy ra.- Nguyên nhân hẹp niệu đạo ngày nay là do chấn thương hay do thầy thuốc. Nguyên nhân ít gặp hơn là viêm nhiễm hay nhiễm trùng, bệnh ác tính và bẩm sinh. Hẹp niệu đạo do nhiễm trùng là thứ phát sau viêm hẹp niệu đạo do lậu, mà vẫn còn là thường gặp trong một vài nhóm dân số.- Biểu hiện thường là triệu chứng của đi tiểu bị tắc nghẽn, bí tiểu cấp, hoặc nhiễm trùng tiểu. Triệu chứng tắc nghẽn là giảm độ mạnh của dòng tiểu, không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang, tiểu nhỏ giọt cuối dòng và tiểu ngập ngừng. Triệu chứng này tiến triển dần dần. - Chỉ định phẫu thuật khi mà bệnh nhân có triệu chứng tiểu khó nặng nề, có sỏi bàng quang, có lượng nước tiểu tồn lưu tăng, nhiễm trùng tiểu và điều trị nội khoa thất bại.Điều trị ngoại khoa
- Nong niệu đạo
Một số bệnh nhân có thể điều trị bằng cách nong niệu đạo định kỳ. Mục tiêu là làm dãn sẹo ra tạo nên sẹo thêm nữa. Có thể giúp ích nếu có hẹp ngắn.
- Xẻ lạnh niệu đạo
Xẻ lạnh qua niệu đạo bằng dụng cụ nội soi. Xẻ niệu đạo cho phép giải phóng mô sẹo. Thành công hay không phụ thuộc vào sự biểu mô hóa trước khi sẹo co rút làm hẹp lòng niệu đạo. Thực hiện cắt vị trí 12 giờ, hoặc bằng dao lạnh hoặc bằng urethrotome hoặc bằng dao nóng. Cẩn thận chú ý không được phạm vào thể hang vì có thể ảnh hưởng đến chức năng cương.
Biến chứng là có thể tái phát, là biến chứng thường gặp nhất, chảy máu hay thoát dịch xung quanh thể xốp vì vậy làm gia tăng sự xơ hình thành. Tỷ lệ chữa lành thành công là 20-35%, tỷ lệ không tăng thêm với lần xẻ lạnh lần hai. Lưu thông tiểu 3-5 ngày để thuận lợi cho việc biểu mô hóa. Lưu thông tiểu lâu hơn không có tác dụng làm giảm tỷ lệ thành công. Tự đặt thông tiểu qua xẻ lạnh làm tăng tỷ lệ thành công vì có thể duy trì độ rộng của niệu đạo. Tuy nhiên nếu bệnh nhân ngưng có thể tái hẹp.
Hình 2: Stent niệu đạo
- Stent niệu đạo
Stent có thể được thiết kế sao cho tương hợp với thành niệu đạo. Không thích hợp cho hẹp niệu đạo hanh ngắn. Biến chứng xảy ra khi đặt trong đoạn xa của niệu đạo hành gây đau khi ngồi hay khi quan hệ tình dục. Những biến chứng khác là stent di chuyển chống chỉ định khi hẹp cứng hay trước đó đã có phẫu thuật tạo hình niệu đạo vì nó có thể gây phản ứng tăng sản. Có thể thích hợp cho bệnh nhân không thể chịu đựng được phẫu thuật.
Phẫu thuật mổ mở
Là cắt đoạn hẹp và nối lại. Điểm kỹ thuật chính là phải cắt bỏ hết đoạn mô xơ, và nối lại không căng, vị trí nối sao cho rộng. Phương pháp này áp dụng cho hẹp ngắn 1-2 cm.
Những điểm lưu ý về kỹ thuật
- Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào mạch máu nuôi tại vị trí ghép- Hẹp đạo niệu đạo dương vật có thể thực hiện tư thế nằm ngửa 2 chân dạng. Hẹp niệu đạo hành hay niệu đạo tầng sinh môn bệnh nhân nằm tư thế sản khoa quá mức.- Niệu đạo được bộc lộ ở dương vật hay ở bìu- Mở niệu đạo thực hiện vùng niệu đạo hẹp. Mô ghép lấy từ vùng mô nào đó không có lông. Chẳng hạn như, bàng quang, miệng, niêm mạc trực tràng là những vùng hay được chọn. Mảnh ghép được khâu với niệu đạo đã được xẻ ra và được bao phủ bằng cân dartos. Vết mổ nên khâu bằng 2 lớp chỉ tan, dẫn lưu penrose. Hiện nay có 3 hình thức chính là ghép bằng da, tạo hình bằng niêm mạc miệng và ghép bằng niêm mạc bàng quang.
Theo dõi
- Xẻ lạnh niệu đạo thì rút ống dẫn lưu được rút sau 3-5 ngày.- Bệnh nhân mổ hở nên tái khám lại để rút ống dẫn lưu sau 3 ngày và đánh giá lại vết thương.- Trước khi rút ống mở bàng quang ra da chụp x-quang qua bơm thuốc cản quang vô bàng quang. Nếu không có thoát chất cản quang ra ngoài, các vị trí khâu lành thì có thể rút thông niệu đạo và kẹp thông mở bàng quang ra da. - Nếu bệnh nhân có thể tiểu bình thường thì mở bàng quang ra da có thể rút sau 1 tuần.- Nếu tất cả các ống đã rút và không có dấu hiệu của nhiễm trùng thì có thể dừng kháng sinh.- Đánh giá lại niệu đạo bằng chụp X-quang ngược dòng hoặc bằng soi bàng quang bằng máy soi niệu đạo mềm lúc 4 tháng và 1 năm sau phẫu thuật.