Cà rốt là một loại rau có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của cơ thể nhờ vào các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các loại chất chống oxy hóa và chất xơ. Trong 100g cà rốt cung cấp: 39Kcal, 7.8g glucid, 1.5g Protein, 0.2g Lipid và 1.2g chất xơ.
Một số tác dụng quan trọng của cà rốt đối với cơ thể bao gồm:
- Cung cấp vitamin A: Beta-carotene trong cà rốt được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe của mắt, da và tăng cường hệ miễn dịch.
- Chống oxy hóa: Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và chất polyphenol giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn thương do gốc tự do và tiếp xúc với các chất độc hại.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Cà rốt có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện chất lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong cà rốt giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Ngoài ra trong cà rốt có nhiều pectin và ligin, đây là 2 chất có tác dụng chống độc, làm kết tủa và làm tan một số vi khuẩn thương hàn và coli gây tiêu chảy.
- Bảo vệ da: Vitamin A và các chất chống oxy hóa trong cà rốt có thể giúp giảm tổn thương da do tác động của tia UV và tác động bên ngoài.
- Tăng cường sức khỏe gan: Cà rốt có thể hỗ trợ quá trình loại độc tố và giúp tăng cường sức khỏe gan.
- Kẽm và magiê: Cung cấp và hỗ trợ chức năng của nhiều enzim cần thiết trong cơ thể.
Mặc dù cà rốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp beta-carotene, vitamin A và chất xơ, việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt cũng có thể gây ra một số tác hại.
Dưới đây là những tác hại tiềm ẩn khi ăn quá nhiều cà rốt:
Dư thừa vitamin A: Việc tiêu thụ lượng lớn beta-carotene từ cà rốt có thể dẫn đến tình trạng dư thừa vitamin A trong cơ thể, có thể gây ra những tác động tiêu cực như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tổn thương gan và thậm chí gây hại đến sức khỏe tim mạch.
Vàng da: Tiêu thụ quá nhiều cà rốt cũng có thể dẫn đến tình trạng carotenodermia, một hiện tượng mà da của người tiêu dùng chuyển sang màu cam hoặc vàng do lượng beta-carotene cao trong cơ thể.
Met-hemoglobin: Hàm lượng nitrat và nitric trong cà rốt rất cao (khoảng 330mg KNO3/kg và 0,6mg NaNO2/kg), khi tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc gây nên tình trạng Methemoglobin. Trong hồng cầu, hemoglobin có chứ Fe2+ và methemoglobin có chứ Fe3+. Bình thường Methemoglobin chiếm 1-2%. Khi ăn quá nhiều cà rots Nitrat (NO3-) trong cà rốt sẽ chuyển đổi thành Nitric (NO2-) nhờ quá trình oxy hoá khử, quá trình này xảy ra cả trước và sau khi ăn. Nitric khi đi vào trong cơ thể người sẽ chuyển Hemoglobin (chứa Fe2+) thành Methemoblobin (Fe3+), MetHb không thể liên kết với oxy và gây ra hiện tượng thiếu Oxy máu. Biểu hiện của ngộ độc các chất gây MetHb thường là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn/nôn, da xanh tím,… trong trường hợp nặng còn có thể gây thở dốc, co giật, đại tiểu tiện mất tự chủ và tử vong.
Do đó mặc dù tiêu thụ cà rốt mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên các bạn cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và không tiêu thụ nó quá mức khuyến nghị để tránh những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe.
Dưới đây là một số khuyến nghị khi tiêu thụ cà rốt trong khẩu phần ăn:
- Chọn và mua rau củ có nguồn gốc rõ ràng, không bị, hư hỏng.
- Tần suất sử dụng cà rốt:
+ Trẻ em: 2 – 3 bữa cà rốt/tuần, không nên quá 150g/tuần (khoảng 1-2 củ/tuần)
+ Người lớn: 3 - 4 bữa cà rốt/tuần, không nên quá 300g/tuần (khoảng 3 củ/tuần)
+ Trong điều trị tiêu chảy ở trẻ, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn từ 30-50g cà rốt, không quá 3 lần/ tuần để tránh việc dư thừa vitamin A.
- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm (<6 tháng tuổi), cẩn trọng trong việc dùng súp/cháo cà rốt để điều trị tiêu chảy.
- Đối với các loại củ như cà rốt nên bỏ lõi và gọt vỏ. Có thể chế biến ở dạng luộc, hầm cà rốt để làm giảm hàm lượng nitrat.