logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Loãng xương

Loãng xương là bệnh gì?

Loãng xương là một bệnh lý phổ biến nhất hiện nay gặp ở người cao tuổi, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có tầm 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Loãng xương được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc xương, xương mỏng dần và giòn, dẫn đến tăng tính dễ gẫy của xương. Loãng xương hay gây ra gãy xương. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.

Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng. Thường bệnh nhân chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biện hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương.

Những ai có nguy cơ mắc loãng xương?

Loãng xương xảy ra do mất cân bằng của quá trình tạo xương và hủy xương.

Những nguy cơ hay xảy ra loãng xương thường gặp là :

Tuổi tác: tuổi càng cao thì quá trình tạo xương sẽ kém hơn hủy xương.

Giới tính: ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ loãng xương tăng cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi

Chế độ ăn: Trong các độ tuổi khác nhau thì mức độ canxi cần cũng khác nhau. Ở độ tuổi phát triển, phụ nữ có thai thì nhu cầu này cao hơn.Ở Việt Nam chế độ ăn thường không đủ canxi. chế độ ăn của người Việt thường ít các chế phẩm từ sữa Điều này là một trong những yếu tố khiến phụ nữ Việt thường có nguy cơ loãng xương sớm. Theo một số nghiên cứu ở Việt Nam thì phụ nữ từ 40 tuổi đã có nguy cơ loãng xương. Sử dụng nhiều nước ngọt có ga cũng tăng nguy cơ loãng xương.

Hoạt động thể dục thể thao: chế độ sinh hoạt ít vận động, hoặc phải nằm liệt giường của một số bệnh nhân cũng gây nên loãng xương.

Sử dụng thuốc: Hiện nay thuốc được bán tràn lan không cần đơn. Đặc biệt là những thuốc nhóm corticoid, đây là những thuốc gây ra loãng xương thứ phát rất mạnh. Tuy nhiên chúng lại được bán rất phổ biến, rất rẻ, và lại chính là để “ giảm đau “.

Điều trị loãng xương thế nào?

Khi phát hiện loãng xương, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì bệnh nhân cần có phải bổ sung các loại thuốc điều trị loãng xương. Tại đơn nguyên cơ xương khớp bệnh viện đa khoa Đức Giang, sau khi bệnh nhân được khám sàng lọc loãng xương, người bệnh sẽ được kiểm tra mật độ xương theo phương pháp DEXA. Tùy theo từng trường hợp cụ thể bệnh nhân sẽ được tư vấn sử dụng những loại thuốc chống loãng xương phù hợp.

Các thuốc chống hủy xương: Làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương. Đây là những nhóm  thuốc dùng kéo dài, dễ sử dụng.
  -   Nhóm Bisphosphonat: Hiện là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý Loãng xương (người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, do corticosteroid).Đăc điểm của thuốc điều trị loãng xương đối với nhóm Bisphosphonat là phải điều trị liên tục kéo dài  trong năm năm

-   Alendronat 70mg hoặc Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI sử dụng 1 tuần 1 lần. Uống khi đói, sau khi uống nên vận động và không nằm 30 phút.

-   Ibandronic 150mg sử dụng một tháng 1 lần. Uống khi đói, sau uống nên vận động, không nằm 60 phút.

-    Zoledronic acid 5mg ( Aclasta) : truyền tĩnh mạch 1 năm 1 lần duy nhất. Với ưu điểm chỉ cần 1 lần truyền trong năm, tác dụng rất tốt, ít tác dụng phụ ( thường chỉ có hội chứng cúm thoáng qua ) đây là loại thuốc ngày càng được sử dụng nhiều.

Hormon tuyến cận giáp: Calcitonin 100UI tiêm dưới da, thường dùng ngắn ngày với những trường hợp loãng xương mới gãy xương, đặc biệt khi có kèm triệu chứng đau.

Các chất giống hormone: Raloxifen (Bonmax ) 60mg uống hàng ngày, không quá 2 năm sử dụng; thường dùng cho phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao.

Hiện nay đơn nguyên cơ xương khớp thuộc khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa Đức Giang, các bệnh nhân được điệu trị có hiệu quả tốt, tại  phòng khám cơ xương khớp các bệnh nhân thường được cấp thuốc loãng xương thuộc nhóm Bisphosphonat, Raloxifen. Đối với những trường hợp loãng xương nặng nằm điều trị nội trú tại đơn nguyên cơ xương khớp bệnh nhân thường được điều trị bằng tiêm Calcitonin hoặc truyền Aclasta  điều trị loãng xương khi truyền tĩnh mạch 1 lần thì hiệu quả tác dụng trong một năm.

Trong xu hướng phát triển chung của bệnh viện đa khoa Đức Giang, đơn nguyên cơ xương khớp không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, cập nhật các phác đồ chuẩn hóa để không ngừng nâng cao chất lượng điều trị các bệnh về cơ xương khớp đem lại niềm tin cho người bệnh.

Kích thước font In ấn

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@hanoi.gov.vn
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright 2017 © benhvienducgiang.com