logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

LIỆU PHÁP HÚT ÁP LỰC ÂM

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

  • Sử dụng dẫn lưu áp lực thấp so với áp lực không khí để loại bỏ dịch từ bề mặt vết thương nhờ tấm bọt xốp có tác dụng phân bố đều áp lực trên toàn bộ vết thương.

  • Liệu pháp hút áp lực âm với tên thương mại là VAC (đóng vết thương nhờ hút chân không, của công ty Kinetic Concepts). Ý tưởng của liệu pháp này là áp dụng áp lực âm cho các vết thương thích hợp nhằm đẩy nhanh liền thương. Phương pháp này đã được sử dụng trong lâm sàng từ năm 1993.

FS_380x380_infovac-dressing0-1.jpg

  1. CƠ CHẾ

Cơ chế chính xác của hiện tượng này còn chưa rõ, nhưng có một số lý thuyết:

  • Áp lực âm làm giảm phù nề từ khoảng kẽ. Dịch này chứa các mảnh tế bào vỡ, các chất trung gian gây viêm và các thành phần tăng tính thẩm thấu thành mạch. Dịch này làm kéo dài thời gian lành thương.

  • Làm tăng cung cấp lượng máu, cải thiện cung cấp oxy và chất dinh dưỡng tại vết thương.

  • Làm giảm số lượng vi khuẩn.

  • Sức căng trên bề mặt vết thương do áp lực âm gây ra làm tăng tổng hợp protein và chất nền; tăng tân mạch và kích thích hình thành mô hạt.

  • Tác dụng hút cơ học trực tiếp làm co vết thương tương tự như tác động của cẳng tổ chức.

vac2.jpg

  1. KỸ THUẬT

Chuẩn bị hút vết thương

  • Vết thương được làm sạch và cắt lọc mô hoại tử một cách triệt để.

  • Chuẩn bị một miếng bọt xốp tương ứng vừa vết thương (hay nhiều mẩu đặt vào vết thương). Miếng bọt xốp này không được che phần da còn nguyên vẹn để tránh làm da bị ẩm ướt.

  • Đặt một ống dẫn lưu lên trên miếng xốp.

  • Toàn bộ miếng bọt biển và vùng da xung quanh được che phủ bởi một phim không thấm nước trong suốt chồng lên.

  • Ống hút được gắn với máy hút. Máy hút được điều chỉnh để tạo áp lực âm.

  • Bọt biển phải bẹp xuống trong khi hút. Nếu rò rỉ có thể được tìm chỗ rò và dán thêm băng dính trong suốt để hỗ trợ.

Kiểu tạo áp lực

  • Cách hút ngắt quãng (hút 5 phút nghỉ 2 phút) được coi là kích thích mạnh mô hạt, nguyên nhân của hiện tượng này còn chưa ro ràng, nhưng có thể do vi tuần hoàn hoặc đáp ứng tế bào luôn bị kích thích. Hút ngắt quãng không phù hợp với các vết thương tiết dịch nhiều vì dịch tích lại trong giai đoạn không hút có thể làm giảm việc liền vết thương.

  • Hút ngắt quãng cần có máy để kiểm soát cho kỳ.

  • Hút liên tục ít gây đau hơn.

  • Áp suất thấp 50-75 mmHg có thể được sử dụng cho phẫu thuật ghép da hoặc loét tĩnh mạch, còn lại áp lực liên tục 125 mmHg được sử dụng trong đa số trường hợp.

Chăm sóc trong quá trình hút

  • Băng dính trong suốt cho phép theo dõi các biểu hiện nhiễm khuẩn ở mép vết thương.

  • Nên thay băng 48h/lần, hoặc thường xuyên hơn ở vết thương nhiễm khuẩn. với mảnh da ghép có thể thay 4 ngày/lần.

  • Nếu có nhiều dịch qua dẫn lưu, cần kiểm tra albumin máu và bổ sung dinh dưỡng nếu cần vì dịch tiết chứa nhiều protein.

vac5.jpg

  1. BIẾN CHỨNG

  • Hút có thể gây đau, đặc biệt là với các vết loét tĩnh mạch. Có thể cần thuốc giảm đau; bôi thuốc tê cục bộ tại chỗ lên vết thương hoặc tiêm qua ống. người ta có thể bắt đầu bằng áp suất thấp hơn và điều chỉnh tăng dần; nếu cơn đau không thể kiểm soát được, có thể phải dừng điều trị.

  • Mất quá nhiều dịch có thể gây rối loạn dịch và điện giải trong vết thương tiết dịch nhiều.

  • Sự phát triển quá mức của mô hạt vào miếng bọt có thể dẫn đến chảy máu khi tháo băng

  • Không tạo được tổ chức hạt để có thể tiến hành phẫu thuật.

  1. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    1. Chỉ định:

  • Vết thương cấp tính bao gồm vết thương bỏng, chấn thương và phẫu thuật.

  • Vết thương mạn tính bao gồn loét tì đè, loét do viêm tĩnh mạch, loét do tiểu đường

  • Sử dụng cho ghép da mỏng xẻ đôi với các vết thương phức tạp.

  1. Chống chỉ định

  • Chống chỉ định tuyệt đối cho các khối u ác tính nằm trong vết thương. Về mặt lý thuyết sự gia tăng lưu lượng máu có thể kích thích khối u phát triển và có thể tạo điều kiện cho các tế bào ác tính di chuyển dọc theo các mặt phẳng mô.

  • Không nên áp dụng trực tiếp với vết thương mạch máu hoặc các cơ quan nội tạng

  • Hoại tử mô rộng hay viêm tủy xương không được điều trị.

  • Lỗ rò có thể gây mất nhiều dịch.

  • Các chống chỉ định tương đối khác bao gồm: bệnh lý động mạch, vết thương bị nhiễm khuẩn nặng, hoặc bệnh nhân bị chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.




Kích thước font In ấn

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@hanoi.gov.vn
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright 2017 © benhvienducgiang.com