I. Nguồn gốc, nguyên nhân:
Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh Gout là tăng Acid uric máu,một sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của các nhân Purin( Adrenin và guanine) thành phần Acid nhân tế bào( acid nucleic).Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi từ 40 trở lên.
( Thực phẩm có hàm lượng Purin thấp)
Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề dinh dưỡng trong bệnh Gut chúng tôi sẽ nói về nguồn gốc và sự chuyển hóa của Acid Uric trong thức ăn để từ đó người bệnh tuân thủ một chế độ ăn trong bệnh gut nhằm bảo đảm tốt nhất cho người bệnh trong quá trình điều trị các đợt Gut cấp và Gut mạn.
Nguồn gốc Acid Uric: Chế độ ăn nhiều nhân Purin do thức ăn mang vào
Tăng tổng hợp Acid uric trong cơ thể
Giảm bài xuất Acid Uric qua thận
Lượng Acid uric trong máu được giữ ở mức bình thường, đối với nam là 5mg%. Nữ là 4mg%.
Khi nồng độ Acid uric ở nam trên 7mg/dl( trên 420 micromol/l). nữ là 6mg/dl( 360 micromol/l)
Nguyên nhân gây tăng lượng Acid Uric:
Bẩm sinh: do thiếu men SGPT nên acid uric tăng cao ngay từ nhỏ. Hiếm gặp
Nguyên phát: Gắn liền với yếu tố cơ địa và di truyền, quá trình tổng hợp Purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây là nguyên nhân chủ yếu chiếm đa số các trường hợp
Thứ phát: Do các nguyên nhân: Do ăn nhiều thức ăn có chứa nhân Purin như: thịt, gan, lòng, bầu dục, cá, tôm cua, nấm, đậu đỗ, rượu, chè, cà phê
Do giảm thải Acid uric qua thận như viêm thận mãn, suy thận
Chuyển hóa của Acid Uric trong cơ thể và vấn đề dinh dưỡng
Ở người khác với động vật có vú, do thiếu men Urcase cho nên Acid Uric là sản phẩm giáng hóa cuối cùng của các nhân Purin phải được đào thải qua nước tiểu như là những Nitơ – phi – Protein khác
Acid Uric kém hòa tan trong dịch ngoài tế bào. Nồng độ tối đa trong huyết tương vào khoảng 8mg/ dl. Quá mực đó sẽ bão hòa và dẫn đến lắng đọng các tinh thể Urat natri ở sụn khớp , bao hoạt dịch và các tổ chức khác.
Acid Uric được tạo thành do Oxy hóa các nhân Purin kiềm. Các nhân Purin kiềm bao gồm adenine và guamin là thành phần của Acid nhân tế bào có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Hai phần ba Acid Uric được đào thải qua nước tiểu, 1/3 được đào thải qua đường tiêu hóa. Quá trình Oxy các nhân Purin kiềm để tổng hợp Acid Uric là nhờ có men Xanthin Oxydase. Người có chức năng thận bình thường nếu mỗi ngày bài xuất trên 600mg acid uric qua nước tiểu là đã có khả năng tăng tổng hợp acid uric. Ở người bị bệnh Gout nguyên phát thường có tăng tổng hợp acid uric và giảm bài xuất acid uric qua thận. Trong điều kiện như vậy nếu bệnh nhân không biết khống chế ăn nhiều thức ăn có nhiều nhân Purin thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm Acid Uric máu – bệnh Gout sẽ nặng thêm. Mặt khác đề phòng các đợt gout cấp tái phát hoặc trở thành mãn tính thì cần phải kiên trì theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý nghĩa là hạn chế đưa vào cơ thể các thức ăn có chứa nhiều nhân Purin
Nguyên tắc điều trị Gout:
- Việc điều trị Gout cần chữa các đợt cấp đồng thời đề phòng tái phát và mãn tính
- Hạn chế đưa nhiều cơ chất có thể giáng hóa có thể giáng hóa tạo thành Acid uric như các thức ăn nhiều Nucleotid
- Hạn chế thức ăn nhiều nhân Purin như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, nước luộc thịt, đậu, đỗ…
- Hạn chế thức uống có nhiều nhân Purin kiềm như bia,cà phê
- Rượu là thức uống tác dụng giảm khả năng bài xuất Acid uric qua thận hậu quả của tăng lactate máu do rượu, do đó nên bỏ hẳn rượu
- Trong trường hợp bị béo quá mức nên giảm cân từ từ, không giảm quá nhanh
- Giảm tích trữ acid uric trong cơ thể bằng dùng các thuốc tăng đào thải acid uric qua thận như
Probenecid, Sulfinpyrason, tuy nhiên khi thận đã suy, mức lọc cầu thận thấp thì không nên dùng
- Ức chế phản ứng chuyển hóa tạo thành Acid uric: thuốc ức chế men Xanthin oxydase như: Alloprinol, tuy nhiên chỉ nên dùng sau các đợt cấp để đề phòng tái phát
- Giảm đau trong đợt cấp bằng Colchicin
Như vậy trong điều trị Gout cấp hay mãn. Chế độ ăn đóng vai trò hết sức quan trọng. Ăn ít chất đạm và thực phẩm có nhiều nhân Purin thì vừa giảm được tổng hợp acid uric và vừa giảm được gánh nặng cho thận về đào thải Acid Uric
II. Thực hiện chế độ ăn:
- Lựa chọn thức ăn ít nhân Purin kiềm:
Bảng hàm lượng Purin có trong 100g thực phẩm
Nhóm 1 ( 0- 15 mg) | Nhóm 2 (50- 150mg) | Nhóm 3 (trên 150mg) | Nhóm 4: Thức uống có khả năng gây đợt gout cấp và gout mãn |
Ngũ cốc Bơ,dầu, mỡ Đường Trứng Sữa Pho mat Rau, quả Các loại hạt | Thịt nạc Cá Hải sản Gia cầm Đỗ đậu | Óc Gan Bầu dục Nước luộc thịt Cá sardine Nấm Măng tây | Rượu, thức uống có rượu: gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận Bia: có loại bia nhiều nhân Purin. Cà phê, chè: cafein khi bị oxy hóa sẽ tạo thành methy acid uric. |
Theo bảng hàm lượng Purin trên thì ta nên dùng thực phẩm ở nhóm 1, dùng vừa phải thực phẩm nhóm 2. Không nên dùng những thực phẩm ở nhóm 3 và nước uống nhóm 4
Chú ý : cách chế biến thịt, cá nên ăn luộc và bỏ nước luộc nếu ăn xào, rán cũng nên luộc bỏ nước
Tránh ăn no nhất là vào buổi tối vì ăn no là yếu tố tress hình thành Acid uric
III . Xây dựng thực đơn:
- Năng lượng: 30-35kcal/ kg cân nặng/ ngày, năng lượng giảm so với bệnh nhân béo phì
- Protein: 1g/ kg cân nặng /ngày. Nếu bệnh nhân thận thì giảm protein,chọn thực phẩm ít purin.
- Lipit: chiếm 20-22% tổng năng lượng cả ngày, đảm bảo 1/3 là acid béo no. 1/3 acid béo không no có nối đôi, 1/3 acid no có nhiều nối đôi, sử dụng ít cholesterol< 300mg/ngày
- Glucid:65- 70% tổng năng lượng
- Nước: Uống 2lit/ngày
- Đầy đủ vitamin và muối khoáng
IV. Thực đơn mẫu
Bệnh nhân 56kg. năng lượng 1700kcal
Bữa sáng. Cơm rang trứng, dưa chuột Gạo tẻ 101g Trứng gà ½ quả Dưa chuột 90g ( ½ quả to)
|
|
Bữa trưa Cơm thịt xào hành tây, canh bí nấu thịt, quả chín Gạo tẻ 130g : 2 lưng bát con cơm Thịt nạc vai 36g:3,5 thìa 5ml Thịt băm 10 g: 1 thìa 5ml Bí xanh 100g Hành tây 31 g Dầu ăn 10ml: 2 thìa 5ml
|
|
Bữa tối Cơm, cá bống rán,cà tím nấu thịt băm Gạo tẻ 104g: 2 bát con cơm Cá bống rán 40g: 3 con Thịt băm 10g Cà tím 120g: miệng bát con Dầu ăn 10ml: 2 thìa 5ml
|
|
|
|