Trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 còn diễn ra phức tạp, lượng bệnh nhân nhiễm Cúm tăng nhanh trong thời gian gần đây. Mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát, vì virus này phát triển mạnh vào mùa đông xuân. Hằng năm, tại khoa Truyền nhiễm - BV Đa khoa Đức Giang, vào thời gian này dịch sốt xuất huyết sẽ xuất hiện trước rồi sau mới đến Cúm, nhưng năm nay ghi nhận sự đảo ngược, số ca mắc sốt xuất huyết có khi chỉ có vài ca bệnh, nhưng bệnh nhân Cúm lại tăng bất ngờ. Vì vậy cần hiểu và phòng tránh đúng về Cúm để hạn chế lây nhiễm.
Cúm mùa là gì
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.
Triệu chứng lâm sàng của cúm mùa
- Thời kỳ ủ bệnh: Từ 1-4 ngày (trung bình 48h), thường không có triệu chứng. Một số bệnh nhân có biểu hiện giống như cảm lạnh thông thường (đau họng, chảy nước mũi), viêm kết mạc nhẹ có thể xảy ra.
- Thời kỳ toàn phát:
+ Sốt: Sốt cao liên tục 39-40 độ, gai lạnh, người mệt lả.
+ Đau: nhức đầu, tăng từng đợt khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức. Cảm giác đau thường ở vùng trán và trên nhãn cầu. Ngoài ra còn đau các cơ bắp toàn thân, đặc biệt khu trú ở ngực, thắt lưng, chi dưới.
+ Triệu chứng hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ chảy nước mắt, ho khan khàn tiếng… Một số bệnh nhân có triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi như ho đờm, khó thở
- Thời kỳ lui bệnh:
Sốt thường kéo dài từ 2-5 ngày rồi giảm đột ngột. Nếu không có biến chứng, phần lớn người bệnh sẽ hồi phục trong vòng 1 tuần, dù có một số biểu hiện hô hấp có thể còn kéo dài nhiều tuần. Ở người cao tuổi có thể có triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn toàn.
Điều trị cúm mùa
Điều trị hỗ trợ:
+ Hạ sốt: Paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C
+ Trường hợp ho dai dẳng, gây khó chịu, có thể dùng các thuốc ho tổng hợp có chứa codein
+ Kháng sinh không có giá trị phòng ngừa biến chứng hoặc các giai đoạn bệnh, chỉ sử dụng khi có bội nhiễm.
+ Bù đủ nước điện giải: Oresol, nước hoa quả, …
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Khi nào dùng thuốc kháng vi rút:Oseltamivir (Tamiflu)
Dùng càng sớm càng tốt trong 48 h từ khi có triệu chứng đầu tiên, dùng theo khuyến cáo của bác sĩ.
Chỉ định: chỉ dùng cho những trường hợp có yếu tố nguy cơ cúm tiến triển nặng như:
- Người già trên 65 tuổi
-Trẻ em dưới 2 tuổi
- Người mắc các bệnh gan thận, bệnh nhân đang điều trị hóa chất, bệnh nhân ung thư
Những trường hợp cúm nhẹ, cúm trên cơ địa khỏe mạnh, thanh niên không có nguy cơ tiến triển thành cúm nặng thì không nên dùng.
Cách phòng bệnh cúm mùa
- Phòng bệnh tại cộng đồng:
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm.
+ Tăng cường rửa tay, vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
+ Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
+ Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm: Nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
+ Tăng cường sức đề kháng bằng việc luyện tập thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
-Tiêm phòng vaxcin cúm:
+ Nên tiêm phòng vaxcin hằng năm
+ Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng:
Nhân viên y tế.
Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi
Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, ĐTĐ, suy giảm miễn dịch...)
Người trên 65 tuổi.
Hiện nay, tại bệnh viện đa khoa Đức Giang tổ chức khám cho người bệnh cúm mùa tại cả 2 tòa nhà A và nhà D với hệ thống phòng khám nhi, người lớn riêng biệt với đầy đủ các xét nghiệm giúp chẩn đoán nhanh gọn chính xác. Bên cạnh đó bệnh viện cũng có khu tiêm chủng phòng ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người