Nhắc lại cơ chế đông cầm máu:
Co mạch
Tiểu cầu dính vào lớp nội mạc tạo thành cái nút cầm máu.
Hoạt hóa quá trình đông máu:
- Đông máu nội sinh.
- Đông máu ngoại sinh.
- Đông máu chung.
Chỉ định xét nghiệm đông máu hợp lý sẽ giúp:
Trong các trường hợp bệnh nhân cần làm phẫu thuật hoặc cần phải cầm máu, bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm xét nghiệm đông máu. Quá trình này cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không.
Các xét nghiệm đông máu:
Bên cạnh thông tin về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bản thân và gia đình… kết quả của các xét nghiệm đông cầm máu đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán bất thường về đông máu. Xét nghiệm đông máu gồm các xét nghiệm tương ứng với các giai đoạn của quá trình đông cầm máu: Cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, các xét nghiệm máu đông đều được thực hiện trên máy tự động dươi sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.
Với bác sĩ và người bệnh thì kết quả các xét nghiệm đông cầm máu đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán các bất thường về đông máu. Bởi nếu chỉ căn cứ vào những dấu hiệu “nhìn thấy bằng mắt thường thôi chưa đủ” để có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Việc chuẩn đoán sai, thiếu sót trong khi khám chữa bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới hướng điều trị, kết quả và sự tiến triển bệnh tình của người bệnh.
+ Xét nghiệm đông máu giúp chẩn đoán sớm, chẩn đoán chính xác loại rối loạn, mức độ rối loạn cũng như tiến triển của các rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải. Giúp bác sĩ tiến hành điều trị với phác đồ chính xác.
+ Các xét nghiệm đông máu thường được chỉ định trong trường hợp: những người không dùng thuốc chống đông máu mà lại có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn chảy máu, có thể biểu hiện qua chảy máu cam, chảy máu nướu răng, bị bầm tím, chu kỳ kinh nguyệt nặng, máu có trong phân hoặc nước tiểu, bị viêm khớp triệu chứng (chảy máu trong khớp), giảm thị lực; chỉ định xét nghiệm trước khi mổ để đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân.
Vì vậy dưới đây sẽ là một số xét nghiệm đông máu vòng đầu hiện đang có ở Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang:
Thời gian prothrombin (PT, thời gian Quick, tỉ lệ prothrombin):
Là xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh gồm các yếu tố: II, V, VII, X.
- Nếu xét nghiệm PT kéo dài thì có thể nghĩ tới các trường hợp sau (loại trừ các yếu tố gây nhiễu đến kết quả xét nghiêm):
+ Thiếu hụt yếu tố đông máu ngoại sinh.
+ Thiếu hụt yếu tố phụ thuộc vitamin K: II, VII, IX, X.
+ Thiếu yếu tố VII.
+ Các bệnh lý về gan: xơ gan, suy gan.
+ Tiêu thụ yếu tố đông máu.
+ Bệnh nhân dung thuốc chống đông.
+ Có chất ức chế đông máu con đường ngoại sinh: Bệnh tự miễn….
Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT, thời gian cephalin kaolin): Là xét nghiệm đánh giá con đường đông máu nội sinh. Có thể thay bằng xét nghiệm đông máu khác như thời gian Howell, thời gian cephalin nhưng không nhạy bằng.
-Nếu xét nghiệm APTT kéo dài thì có thể nghĩ tới các trường hợp sau (loại trừ các yếu tố gây nhiễu đến kết quả xét nghiêm):
+Thiếu hụt yếu tố đông máu nội sinh.
+Theo dõi điều trị Heparin không phân đoạn.
+Các bệnh lý di truyền về đông máu: Hemophilia A, Hemophilia B.
+Bệnh von Willebrand.
+Thiếu hụt các yếu tố thuộc hệ thống tiếp xúc.
+Thiếu Fibrinogen, yếu tố II, V: PT, APTT kéo dài.
+Có chất ức chế đông máu nội sinh như hội chứng kháng photpholipit hay gặp ở phụ nữ mang thai, ung thư, bệnh hệ thống, nhiễm trùng,….
Định lượng Fibrinogen bằng phương pháp Clauss: đánh giá nồng độ fibrinogen có hoạt tính đông máu qua thời gian đông huyết tương khi cho thêm thrombin nồng độ cao. Là xét nghiệm đánh giá con đường đông máu chung.
-Đánh giá được chính xác và không phụ thuộc thuốc chống đông vitamin K, thuốc tiêu sợi huyết và một số tình trạng bệnh lý đông máu rải rác trong lòng mạch, bệnh gan,
-Nếu fibrinogen < 100mg/dl thì có nguy cơ chảy máu cao, ngoài ra còn gặp trong các bệnh lý khác như:
+Suy giảm chức năng gan.
+DIC.
+Bệnh lý bẩm sinh thiếu hụt hoặc không có fibrinogen.
+Tiêu sợi huyết tiên phát.
+Truyền máu khối lượng lớn dẫn tới loãng các yếu tố đông máu.
+Điều trị tiêu sợi huyết.
-Nếu fibrinogen tăng thường gặp trong tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý tim mạch, phụ nữ có thai, dung thuốc tránh thai….
4. Định lượng D-Dimer: là sản phẩm thoái giáng của fibrin dưới tác dụng của plasmin.
- Nồng độ D-Dimer tăng phản ánh tình trạng tăng tiêu sợi huyết hoặc những trường hợp nghi ngờ huyết khối hoặc điều trị sợi huyết.
5. Thời gian máu chảy Duke: nhằm mục đích đánh giá sức bền mao mạnh và tiểu cầu.
- Co cục máu: đánh giá tình trạng fibrinogen và chất lượng, số lượng tiểu cầu.
Người viết: Bs.Đặng Thùy Linh