Tăng huyết áp (hypertension) là một bệnh gây nhiều tai biến, dẫn tới suy tim, đột quỵ não... làm cho bệnh nhân có thể tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
Tăng huyết áp có liên quan tới sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa và nhịp sống căng thẳng.
Chế độ ăn nhiều Natri là một nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một chế độ ăn hạn chế Natri, giàu calci, kali và magne, uống rượu mức trung bình, không hút thuốc lá, năng lượng ăn vào vừa phải có thể làm giảm tăng huyết áp.
Vai trò của dinh dưỡng tới bệnh tăng huyết áp
Ăn nhiều muối, ion natri sẽ được chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Nhu cầu muối ở người trưởng thành: 10-15g muối / ngày
Khi có tăng huyết áp cần giảm xuống < 6g/ngày
Kali chủ yếu ở trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa ở đó. Tăng nồng độ kali trong cơ thể dẫn tới giảm nồng độ natri và tăng bài xuất chất này ra khỏi cơ thể. Chế độ ăn giàu Kali có thể là biện pháp có hiệu quả trong trường hợp cần tăng bài niệu và bài xuất natri.
Ngược lại với natri, kali gây giãn mạch, do vậy làm giảm huyết áp. Lượng kali ăn vào cao giúp chống lại tăng huyết áp và kiểm soát huyết áp tốt ở bệnh nhân tăng huyết áp. Lượng kali ăn vào không đủ có thể gây tăng huyết áp.
Nhu cầu kali : 50-90 mmol/ngày
Ở chế độ ăn hỗn hợp, nhu cầu kali được thỏa mãn hoàn toàn. Tuy nhiên cũng dao động theo mùa, lượng kali khẩu phần thấp vào các mùa nghèo rau quả
Magne (magnesium) giữ vai trò quan trọng trong điều hòa khả năng hưng phấn thống thần kinh, có tính chất chống co cứng và giãn mạch.
Nhu cầu: người trưởng thành cần 500mg / ngày, phụ nữ có thai cần 925mg/ngày, phụ nữ cho con bú cần 1250 mg/ ngày, trẻ < 3 tuổi là 140mg/ngày.
Nguồn magne chính là các loại đậu đỗ, ngũ cốc.
Ion calci đóng vai trò trong việc chỉ đạo co cơ trơn. Nhiều nghiên dịch tễ học đã chứng tỏ lương calci ăn vào thấp thường đi kèm với tăng huyết áp. Có sự tương tác giữa calci ăn vào và sự nhạy cảm của muối với tăng huyết áp.
Nhu cầu calci theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)và Tổ chức y tế thế giới (WHO): 0-1 tuổi cần 500- 600mg/ngày, ≥ 19 tuổi cần 400 -500mg/ngày; phụ nữ có thai và cho con bú cần 1000-1200mg/ ngày.
Calci có nhiều trong thức ăn nhưng khó đồng hóa. Tỷ lệ Ca/P từ 1-1,5; Ca/Mg từ 1-1,7 là thuận lợi nhất cho hấp thu Ca. Thông thường Ca chỉ được hấp thu từ 30-40% từ khẩu phần ăn, đường lactose ở sữa,vitamin D làm tăng hấp thu Ca.
- Coffee: có thể làm tăng huyết áp câp tính, tuy nhiên khả năng dung nạp với coffee nhanh và không có liên quan trực tiếp giữa coffee và tăng huyết áp.
- Rượu: theo WHO/ISH nên uống rượu ở mức trung bình. Nguy cơ bệnh mạch vành dường như giảm ở người uống rượu đề đặn đúng chuẩn. Tuy nhiên nếu uống nhiều ≥ 5 lần chuẩn mỗi ngày làm tăng nguy cơ THA, đột quỵ và bệnh mạch vành.
- Năng lượng của khẩu phần và các chất béo: Nếu ăn quá nhu cầu năng lượng cần cảu cơ thể nhất là người lớn tuổi dễ mắc bệnh béo trệ, tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch phát triển.
Nhu cầu năng lượng bình thường ở trẻ em là 100 kcal/kg/ngày, ở người lớn là 50 kcal/kg/ngày.
Ăn nhiều mỡ động vật dẫn đến hậu quả tăng cholestreol trong máu gây vữa xơ động mạch
Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn
Nguyên tắc chung:
Ăn giảm muối, nên sử dụng dưới 6g muối/ngày
Hạn chế năng lượng đưa vào, nhất là với những người quá béo. Những người không béo chỉ nên ở mức 35-40 kcal/kg/ngày.
- Giảm lipid trong khẩu phần, nhất là những người có vữa xơ động mạch. Nên dùng lipid thực vật. Nên ở mức 25-40g/ngày.
- Glucid: 300-350g/ngày, nên dùng ngũ cốc không xay xát kỹ, hạn chế các loại đường và bánh kẹo.
Protein: 12-15%
Lipid: 15-20%
Glucid: 65-70%
Các loại thực phẩm nên dùng
- Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai, đậu đỗ, lạc, vừng.
- Thịt ít mỡ như thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc...
- Trứng: nên ăn trứng gà (ít lipid hơn trứng vịt)
- Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua
- Cá, tôm,cua các loại
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây (chứa nhiều Kali, Magne, Calci, các vitamin) nhất lẩu quả giàu vitamin C,E, betacaroten...Nên tăng cường ăn rau húng dổi, ăn tỏi hàng ngày.
Các loại thực phẩm không nên dùng
Thịt nhiều mỡ, mỡ, nước xương ninh, cá béo (cá mè)
Các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng ... vì có nhiều cholesterol
Nước chè đặc, coffee, thuốc lá, ớt cay
Các thức ăn muối mặn.
Đường và các loại bánh, mứt, kẹo...
Cơ cấu khẩu phần tham khảo cho người có cân năng trung bình 50-55kg.(Ký hiệu: TM01-X)
E (kcal): 1500-1700 kcal/ngày
P (g): 45- 60g/ngày
L (g): 25- 37g/ngày
G (g): 255- 300g/ngày
Ăn nhạt tuỳ theo đối tượng có nhạy cảm với muối: Natri ≤ 2000 mg/ngày
Kali: 4000-5000 mg/ngày
Chất xơ: 20-25 g/ngày.
Đủ yếu tố vi lượng và vitamin (A, B, C, E).
Số bữa ăn: 3- 4 bữa/ngày.
Thực đơn mẫu TM01 trưa Gạo tẻ: 120g Thịt nạc rim: 50g Đậu sốt cà chua 1 bìa Cải ngọt luộc: 200g Canh bí: 30g Lượng muối 4-6g muối/ngày |
|