Nôn, trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa một thường gặp ở trẻ nhỏ , đặc biệt trẻ sơ sinh. Có khoảng 20- 50 % trẻ bị nôn trớ sau ăn và thường tự khỏi khi bé được 6 đến 12 tháng. Tại khoa sơ sinh năm tỷ trẻ bị nôn trớ phải nằm điều trị tại khoa hàng năm chiếm khoảng 10- 15%.
Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng và ngực.
Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng ra ngoài số lượng ít do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân: do trẻ sơ sinh có đường tiêu hóa còn yếu, dạ dày còn đang nằm ngang, van tâm vị dạ dày hoạt động chưa hoàn thiện. Nôn, trớ còn hay gặp trong nhiều bệnh khác nhau của trẻ nhỏ (tiêu hóa như viêm ruột hoại tử…, hô hấp như viêm phổi… , dị tật bẩm sinh như tắc ruột…). Đôi khi do gia đình cho bú chưa đúng cách.
Nôn,trớ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau bữa bú có thể thấy sữa trào ra cả miệng và mũi. Trẻ có thể khóc thét sau đó lịm do hít lại chất nôn trớ gây khó thở.
Cách xử trí : Khi thấy bé có biểu hiện buôn nôn, mẹ cần nhanh chóng đỡ bé dậy hoặc nghiêng ngay đầu sang một bên để chất nôn không tràn vào khí quản làm bé bị sặc. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc cuốn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm hoặc họng trẻ. Khum tay vỗ nhẹ vào hai bên lưng trẻ nhằm trấn an trẻ đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay nếu triệu chứng nôn trớ kéo dài hoặc đi kèm với các biểu: mất nước, sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật,tiêu chảy…
Cách phòng tránh:
- Mẹ nên cho mẹ bú bên trái trước (vì bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé sang bên phải,sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược ra ngoài.
- Không nên cho bé bú quá lâu, trung bình thời gian 1 bữa bú tối đa khoảng 15 -20 phút.
- Không bế xốc trẻ hoặc đùa khi trẻ vừa ăn no.
- Nếu bé của bạn có bú bình thì luôn giữ bình sữa hơi nghiêng đề đầu núm vú cao su đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa.
- Sau khi bú,cần bế bé theo tư thế thẳng, ngưc áp vào một bên ngực mẹ,
mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi.
- Hàng ngày massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn chớ, massage theo đường khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, bài tiết phân đều đặn làm giảm chướng bụng và nôn trớ.
-Trên đây là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị nôn ,trớ mà các bậc cha mẹ nên biết. Không có cách nào có thể ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nôn , trớ sữa nhưng bố mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc như trên để giảm tần suất trớ sữa và lượng sữa bé phun ra ngoài.