logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

CHĂM SÓC BỆNH NHI TAY – CHÂN – MIỆNG

Bệnh tay-chân-miệng (BTCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do họ vi-rút đường ruột (Enterovirus) gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).  Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Không ít các bậc phụ huynh phân vân và lo lắng vì chưa hiểu được hết các triệu chứng cũng như cách phòng tránh dịch bệnh này. Từ thực tế đó, bài viết dưới đây mong muốn cung cấp cho quý vị phụ huynh một số kiến thức cơ bản về triệu chứng cũng như cách phòng và chăm sóc trẻ mắc BTCM:

Dấu hiệu nhận biết: Các triệu chứng thường gặp.

  • Loét miệng: Đó là các bóng nước có đường kính 2 - 3mm (ở niêm mạc má, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và thấy đau khi ăn; vì thế trẻ thường biếng ăn, ăn dễ nôn trớ, quấy khóc.

  • Tổn thương da: Xuất hiện các bóng nước nhỏ (2 - 10mm), màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

  • Triệu chứng thần kinh: Trong giai đoạn diễn tiến khi vi-rút xâm nhập thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng; giật mình; co giật...

  • Ngoài các dấu hiện điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Các tổn thương điển hình gặp ở Bệnh tay – chân – miệng.

D:\Khoa HSTC Nhi\Bài viết trang web\tay_chan_mieng_CSVGjpg.jpg

Khi nào cần cho trẻ nhập viện?

Đa số các trường hợp mắc BTCM là thể nhẹ thường hồi phục hoàn toàn sau 7 - 10 ngày có thể điều trị ngoại trú, theo dõi và chăm sóc tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhất định có thể gặp các biên chứng nguy hiểm hoặc trẻ trong quá trình điều trị có sự chuyển độ do sự bùng phát của vi-rút trong cơ thể. Do đó, gia đình cần theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện các triệu chứng này. Nếu thấy trẻ xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì phải đưa trẻ nhập viện ngay:

  • Sốt cao 39oC trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt;

  • Quấy khóc, bứt rứt, nôn trớ nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng;

  • Mạch nhanh không tương ứng với thân nhiệt, da nổi vân tím...;

  • Khó thở, thở nhanh.

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc và phòng BTCM:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

+ Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.

+ Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy.

+ Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch CloraminB 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

+ Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bệnh như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn,… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

+ Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp: Kiêng tắm, kiêng gió; ủ trẻ quá kỹ; châm chích cho mụn nước mau vỡ ra. Đây chính là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến cho bệnh trầm trọng hơn.

  • Cách ly trẻ mắc BTCM đúng cách:

Bệnh lây qua việc tiếp xúc với dịch tiết hô hấp, phỏng nước và phân của người bệnh. Do đó, cần thực hiện cách ly:

+ Cho trẻ nghỉ học từ 7 – 10 ngày để giảm lây lan cho các trẻ khác trong cộng đồng.

+ Cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh trong cùng gia đình bằng nhiều cách, tùy theo hoàn cảnh gia đình. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.

  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn cho trẻ chân tay miệng:

+ Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.

+ Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng bằng những dung dịch sát khuẩn như Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn.

+ Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn.

  • Chế độ dinh dưỡng:


D:\Khoa HSTC Nhi\Bài viết trang web\3_sup-copy.jpg

 + Lựa  chọn các loại thức ăn sao cho mềm, mịn, thanh mát nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét, như: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan,… Cho ăn bằng loại thìa nhỏ, không có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi gây đau.

+ Chia nhỏ các bữa ăn, bữa bú thành nhiều lần, duy trì bú mẹ  để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Các bữa cách nhau khoảng 3-4 giờ. Không gượng ép gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.

+ Tăng cường bổ sung Vitamin C từ rau xanh, nước hoa quả tươi.

+ Khi bệnh thuyên giảm, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không cần kiêng ăn.

ĐD. Phùng Văn Toàn





Ngày đăng: 05/11/2018
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
20/12/2024 / benhvienducgiang
Sáng ngày 20/12, công ty CP Đầu tư và cơ điện IEC phối hợp cùng phòng Công tác xã hội - BVĐK Đức Giang đã tới thăm hỏi và trao tặng 220 phần quà đong đầy tình cảm yêu thương cho các em nhỏ đang điều trị tại viện và các em học sinh trường PTCS Hy Vọng
18/12/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Kiểm định/ kiểm xạ phòng và các các thiết bị X-quang năm 2025
17/12/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp trang thiết bị y tế tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận tài liệu (cấu hình kỹ thuật + Catalogue) của các trang thiết bị y tế để tham khảo xây dựng tính năng và yêu cầu kỹ thuật cho mua sắm các trang thiết bị y tế nguồn ngân sách năm 2025
17/12/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu đọc liều kế cá nhân năm 2025
11/12/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Bảo trì, bảo dưỡng máy thận nhân tạo Fresenius. Model: 4008S V10
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@hanoi.gov.vn
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Copyright 2017 © benhvienducgiang.com