Ưu điểm của kỹ thuật Real-time PCR so với các phương pháp khác
- Độ chính xác cao: cho kết quả chính xác , giúp xác định chính xác genotype HPV
- Nhanh chóng
- Độ nhạy cao: phát hiện được cả những lượng nhỏ virus HPV, giúp chẩn đoán sớm bệnh
- Phòng ngừa ung thư: xét nghiệm giúp đối tượng cần tiêm vắc xin phòng HPV
Vai trò của phân loại HPV genotype
- Nhận diện nguy cơ ung thư
- Lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả
- Theo dõi tình trạng bệnh
Virus HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – loại virus gây u nhú ở người. Có khoảng 100 loại HPV ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khoảng 40 loại HPV có thể gây ra các bệnh về đường sinh dục bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu cũng, như trực tràng và hậu môn,… Trong số đó, khoảng 14 chủng được coi là là có “nguy cơ cao” dẫn đến ung thư cổ tử cung.
HPV có thể gây ra nhiều bệnh ung thư và bệnh về đường sinh dục nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm vòm, ung thư dương vật, ung thư âm hộ, mụn cóc sinh dục, … không phân biệt giới tính nam hay nữ giới. Ngoài ra, người nhiễm virus thường không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây truyền cho người khác.
Hầu hết các ống vi rút HPV đều vô hại, không thể xuất hiện triệu chứng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có khoảng hơn 40 chủng vi-rút HPV, đặc biệt là 14 chủng vi-rút HPV nguy cơ cao có thể gây ra một số bệnh ung thư và bệnh về đường sinh dục nguy hiểm. Đặc biệt, chủng HPV nguy cơ cao được phát hiện ở hơn 99% trường hợp ung thư cổ tử cung.
Theo khuyến cáo của WHO:
- Năm 2018 có khoảng 570.000 ca mới và 311.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung
- Năm 2022: có khoảng 660.000 ca mới và khoảng 350.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung.
Tại Việt Nam, mỗi năm có 5.100 phụ nữ được chẩn đoán mắc mới và 2.500 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ nam giới mắc ung thư vòm họng cao gấp 5 lần so với nữ giới. Hầu hết các loại bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và các bệnh lây qua đường tình dục ở nam giới như mụn cóc sinh dục, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn,… đều do nhiễm HPV.
Dấu hiệu nhiễm HPV ở cả nam và nữ giới
- Mụn cóc sinh dục: Xuất hiện dưới dạng vết sưng nhỏ như súp lơ, không đau, tiết dịch và gây ngứa hoặc mềm khi chạm vào. Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục chủ yếu xuất hiện ở âm hộ, cũng có thể gặp ở gần hậu môn, trên cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Ở nam giới, mụn cóc sinh dục hình thành trên dương vật và bìu hoặc xung quanh hậu môn.
- Mụn cóc thông thường: Đây là mụn cóc thường xuất hiện trên bàn tay và ngón tay dưới dạng những nốt sần sùi, gồ lên. Mụn cóc dạng này chỉ gây mất thẩm mỹ, nhưng đôi lúc cũng gây đau đớn hoặc chảy máu.
- Mụn cóc lòng bàn chân (mụn cóc Plantar): Đây là những mụn cóc cứng, sần sùi, thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
- Mụn cóc phẳng: Đây là những tổn thương có đầu phẳng, hơi nhô cao, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Trẻ em thường bị ở mặt, phụ nữ bị ở chân, còn nam giới có xu hướng nổi ở vùng râu.
Đường lây truyền Virus HPV:
Quan hệ tình dục
Tiếp xúc trực tiếp da - da
Dùng chung vật dụng cá nhân
Lây từ mẹ sang con
Lây qua vết thương hở
Thực tế, virus HPV có thể tồn tại nhiều năm, âm thầm tiến triển và không có triệu chứng nên rất khó để phát hiện. Loại virus này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ các tổn thương da lành tính đến các loại ung thư nguy hiểm như:
Cách phòng ngừa lây nhiễm HPV hiệu quả
- Tiêm chủng vắc xin HPV
- Tầm soát ung thư cổ tử cung
Để phòng ngừa lây nhiễm HPV, nữ giới từ 21 tuổi trở lên nên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ:
- Xét nghiệm Pap: là xét nghiệm phổ biến nhất, có thể phát hiện những thay đổi của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung => Hiện nay được thực hiện tại khoa Giải phẫu bệnh
- Xét nghiệm HPV: là xét nghiệm giúp phát hiện sớm các chủng Virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thực hiện tại khoa Vi sinh Bệnh viện đa khoa Đức Giang bằng phương pháp genotype Real-time PCR