logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Giới thiệu phòng Quản lý chất lượng

P QLCL.jpg

Tập thể phòng Quản lý chất lượng

1. Tên phòng: Phòng Quản lý chất lượng
Liên hệ: Phòng A719 tòa A, bệnh viện đa khoa Đức Giang 
Email: phongqlcl.bvdg@gmail.com
2. Lịch sử phát triển phòng qua các thời kì:
Trong hành trình xây dựng và phát triển Bệnh viện, chất lượng khám chữa bệnh luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bệnh viện đã chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất, trang bị nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho cán bộ bệnh viện, triển khai các kỹ thuật mới...để chất lượng khám chữa bệnh ngày một được nâng lên. Việc cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân là yêu cầu cấp thiết. Mục đích cuối cùng của nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ, đảm bảo người bệnh được an toàn và hài lòng.
Ngày 12/07/2013, Thông tư 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện ra đời yêu cầu các bệnh viện triển khai hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện và thực hiện các nội dung liên quan đến công tác chất lượng bệnh viện.
Xuất phát từ thực tế và nhu cầu trên, ngày 09/07/2014, Phòng quản lý chất lượng được thành lập theo quyết định số: 2852/QĐ- SYT,với đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất lượng, mục đích kiện toàn các hoạt động về quản lý chất lượng, tương xứng với quy mô và vị thế của bệnh viện đa khoa Đức Giang.
3. Lãnh đạo phòng qua các thời kỳ:
- ThS BS Ngô Hữu Phương: Trưởng phòng (từ 2014 đến 01/2022).
- ThS. Phạm Quốc Tuấn: Trưởng phòng (từ 4/2023 đến nay).
Công tác tổ chức:
- Tổ chức nhân sự:
Ban lãnh đạo tiền nhiệm
- Trưởng phòng: ThS.BS Ngô Hữu Phương (2014 - Tháng 01/2022)
- Phó trưởng phòng: Ths. Phạm Quốc Tuấn (2019 – Tháng  4/2023)
Ban lãnh đạo đương nhiệm
- Trưởng phòng: ThS Phạm Quốc Tuấn

TP QLCL.jpg
Ths. Phạm Quốc Tuấn - TP QLCL
- Số lượng nhân sự phòng:   Hiện nay tổng số CBCNV của khoa phòng: 05, trong đó:
- 03 Thạc sỹ Quản lý bệnh viện;
- 01 Thạc sỹ chuyên ngành xét nghiệm;
- 01 Dược sỹ.
4. Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng
Phòng Quản lý Chất lượng bệnh viện có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Bệnh viện và Hội đồng Quản lý Chất lượng bệnh viện trong việc thực hiện các nội dung về quản lý chất lượng bệnh viện nhằm bảo đảm việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân an toàn, công bằng, chất lượng, hiệu quả và phát triển theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
Là đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho Giám đốc, Hội đồng Quản lý Chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện thuộc các lĩnh vực sau:
- Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động quản lý chất lượng trong bệnh viện để trình giám đốc phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại các khoa phòng;
- Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục;
- Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lượng bệnh viện. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của bệnh viện tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện;
- Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng;
- Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận;
- Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn Bộ Y tế;
- Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn người bệnh.
5. Thành tựu đạt được
Với chức năng, nhiệm vụ là đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho Giám đốc, hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện về công tác quản lý chất lượng bệnh viện, Phòng đã triển khai và hoàn thành một số công tác, cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đảm bảo và đề án cải tiến chất lượng trong bệnh viện.
- Duy trì quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện
- Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện.
- Hỗ trợ các Khoa/ phòng xây dựng các đề án cải tiến chất lượng nhằm cải tiến các quy trình cho phù hợp, tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe hướng tới sự hài lòng người bệnh.
- Xây dựng các chỉ số đo lường chất lượng bệnh viện, hướng dẫn hỗ trợ các khoa theo dõi chỉ số.
- Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện. Xây dựng và triển khai quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
- Phối hợp cùng phòng CTXH triển khai khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú, ngoại trú và sự hài lòng nhân viên y tế. Tổng hợp ý kiến phản hồi của người bệnh và người nhà người bệnh qua các kênh: fanpage, hòm thư góp ý, khảo sát hài lòng…, phân tích nguyên nhân gốc rễ nhằm giải quyết kịp thời các vấn đền còn tồn tại, nâng cao chất lượng hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
- Phối hợp với Phòng KHTH, Phòng Điều dưỡng kiểm tra các tiêu chí chất lượng đảm bảo an toàn phẫu thuật; Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học.
- Làm đầu mối và tổng kết toàn bộ danh mục phẫu thuật, thủ thuật của bệnh viện
- Tổ chức thành công việc đánh giá chất lượng nội bộ của bệnh viện và tiếp đoàn phúc tra của Sở Y tế dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành.
+ Bộ 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện.
+ Bộ tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm Y học.
+ Bộ tiêu chí chất lượng đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật.
+ Bộ tiêu chí cơ sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp.
6. Định hướng phát triển của phòng
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự của Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện theo Thông tư số 19/2013/QĐ – BYT ngày 12 tháng 07 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện;
- Quản lý chất lượng một cách hệ thống: Muốn có chất lượng tốt đòi hỏi phải chỉnh chu từng việc nhỏ. Phải có sự phối hợp đồng bộ của rất nhiều các khâu liên quan: trình độ chuyên môn, kỹ năng của đội ngũ y bác sĩ, quy trình chuẩn đoán, quy trình điều trị, hướng dẫn chăm sóc, kiểm soát chất lượng trang thiết bị, kiểm soát chất lượng vật tư y tế, thuốc... phải được quản lý một cách chặt chẽ và phải thể hiện bằng văn bản với những minh chứng rằng những quy trình công việc được tuân thủ một cách nghiêm túc. Đáp ứng được yêu cầu này sẽ mang đến một sự đảm bảo chất lượng cho người bệnh, hướng đến giảm dần những phàn nàn, bức xúc của người dân với ngành y.
- Hướng đến một hệ thống quản lý rủi ro toàn diện: Ngăn chặn, ngăn ngừa sai sót, tai biến, sự cố trong điều trị, phẫu thuật... Quản lý chất lượng trong y khoa không chỉ dừng lại ở khắc phục sự cố, vì hậu quả của cái sai là không đo đếm được, mà phải ngăn chặn được rủi ro, không cho sự cố xảy ra. Sự phức tạp trong các quy trình chuẩn đoán điều trị, áp lực quá tải bệnh viện, điều kiện và môi trường làm việc còn nhiều thiếu thốn làm tăng rủi ro cho sai sót. Bệnh viện cần tập trung các giải pháp ngăn chặn rủi ro, từ nhận diện chống nhầm lẫn, đến kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn chặn sai sót cho khâu xét nghiệm... Ngay như việc tuân thủ rửa tay trong bệnh viện cũng là 1 tiêu chí cực kỳ quan trọng.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch và Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện;
- Triển khai tốt việc đánh giá chất lượng bệnh viện dựa trên Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT;
- Triển khai các giải pháp can thiệp nâng mức chất lượng của Bệnh viện hàng năm.
- Tham mưu cho Giám đốc từng bước ứng dụng và đạt các chứng chỉ chất lượng quốc tế như: ISO 9001:2015; ISO 15189: 2022; JCI.
- Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT):  CNTT là “xương sống” giúp gia tăng hiệu quả cho mọi tổ chức. Muốn giảm thời gian chờ, muốn ngăn chặn sai sót, muốn minh bạch hóa...phải có sự hỗ trợ của CNTT. Lộ trình áp dụng CNTT cũng cần được xây dựng cụ thể, đầu tiên phải ưu tiên ứng dụng CNTT để ngăn chặn sai sót, rủi ro, kể đến làm giảm thời gian chờ đợi, giảm chi phí cho khách hàng. Tiếp đến là số hoá toàn bộ các quy trình làm việc của Bệnh viện.

    Kích thước font In ấn

    Hình ảnh

    /Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

    Đoàn thanh niên

    /Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

    Phòng chống dịch bệnh

    /Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

    Từ thiện

    /Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

    Thi đua khen thưởng

    /Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

    Hoạt động đoàn thể

    /Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

    Hoạt động chuyên môn

    http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

    Thông tin liên hệ

    BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
    54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
    bvdkdg@benhvienducgiang.com
    http://benhvienducgiang.com
    Phòng CTXH: 0986.953.505
    Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
    Hotline:  0966.381.616

    Kết nối với chúng tôi

    Copyright 2017 © benhvienducgiang.com