logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Giới thiệu về khoa Dược

Điện thoại: 043 877 4002

Khoa Dược là một trong số các khoa phòng có từ ngày đầu khi Bệnh viện được thành lập, tháng 10 năm 1963. Khi ấy, để chuẩn bị cho bệnh viện đi vào hoạt động, ngay từ tháng 3 năm 1963, Sở Y tế Hà Nội đã giao cho một bộ phận phụ trách khoa Dược cùng ban Giám đốc bệnh viện đi mua các trang thiết bị vật tư y tế, và đầu tháng 9/1963 đã bàn giao các trang thiết bị đó cho các khoa Ngoại, Nội và một số khoa phòng khác. Đồng chí Sơn Ca là người giữ kho thuốc đầu tiên khi xây dựng bệnh viện.

Ngày đầu thành lập, khoa Dược có tổng cộng 8 người, trong đó có 2 công nhân, còn 6 người làm công tác chuyên môn Dược. Trước đây, khoa Dược hoạt động như một công xưởng, ngoài chịu trách nhiệm cung cấp thuốc, trang thiết bị, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư tiêu hao và y dụng cụ còn pha chế thuốc đông dược (nấu siro), rượu thuốc, làm viên hoàn, thuốc cốm, sắc thuốc đông y, cất nước pha tiêm, pha chế huyết thanh, dịch truyền cơ bản, thuốc tra mắt, các dịch dùng ngoài.

Trong những năm đầu cuộc tấn công bắn phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, kho xăng Đức Giang và nhà máy xe lửa Gia Lâm là địa chỉ bị tấn công thường xuyên, ác liệt. Do bệnh viện gần hai địa chỉ trên và cùng chung tuyến đường 1 nên hoạt động chuyên môn của bệnh viện khá khó khăn, đặc biệt là công tác hậu cần thuốc men của khoa Dược. Công tác pha chế thuốc tại chỗ đã khó đủ đường, công tác mua sắm cung ứng còn khó gấp bội, bởi chúng tôi phải vượt qua cây cầu Long Biên mới sang được 4 quận nội thành để mua những thuốc mà chưa pha chế được. Trên đường đi chúng tôi phải như những chú bé liên lạc rất nhanh và linh hoạt mới có thể thoát được bom đạn của kẻ thù. Anh Trần Tống – người con miền Nam đã hoàn thành công việc cung ứng một cách xuất sắc. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), anh đã trở về quê hương Miền Nam yêu dấu.

Trong giai đoạn chiến tranh, để công tác chăm sóc thương bệnh binh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và công tác hậu cần thuốc men nói riêng được liên tục, khoa Dược đã phải cùng bệnh viện hai lần đi sơ tán. Đó là năm 1965, sơ tán về xã Phú Thị - Gia Lâm. Khi ấy, khoa Dược chúng tôi dùng nước giếng để cất nước pha huyết thanh trong các nhà dân, còn bệnh nhân nằm ngoài đình Tô Khê. Lần hai chúng tôi phải sơ tán là vào năm 1972, lần này vị trí sơ tán là làng Vàng (xã Cổ Bi). Cho dù điều kiện sơ tán là vô cùng khó khăn, song những người dược sĩ cùng anh chị em công nhân dược vẫn luôn đảm bảo chuyên môn, có đủ thuốc phục vụ điều trị và không để xảy ra ca tai biến nghiêm trọng nào. Dù bom bi có rơi lộp bộp ở bạt che trên đỉnh đầu song chúng tôi cũng không sợ vì bếp nước đang cất giở, vì những mẻ hấp cách thủy huyết thanh sao cho kịp truyền cho các anh thương binh đang nằm chờ ngoài đình Tô Khê. Chúng tôi vô cùng kỷ luật và trách nhiệm với công việc. Chính vì thế, vào thời điểm những năm 1970, khoa Dược chỉ 15- 16 người nhưng có tới 4 đảng viên.

Trong những năm 1980, do tình hình kinh tế bao cấp nên kinh phí cấp cho khoa Dược để mua thuốc, hóa chất, y dụng cụ và vật tư y tế rất hạn hẹp (nếu không muốn nói là thiếu trầm trọng). Từ thực trạng đó, khoa Dược phải đẩy mạnh hơn nữa công tác pha chế tự túc tại bệnh viện để có đủ thuốc dùng nội, ngoại trú cho bệnh nhân. Tính từ năm 1984 đến đầu những năm 1990, tổng số thuốc tự pha chế chiếm bình quân từ 30 – 40% tổng tiền thuốc. Bên cạnh đó, để công tác pha chế được đảm bảo, an toàn, thì công tác “Kiểm soát – kiểm nghiệm” cũng rất chặt chẽ, 100% lô mẻ dịch truyền huyết thanh được thử chí nhiệt tố, định tính, định lượng. 

          Và có những thời kỳ để tăng nguồn thuốc, khoa Dược đã phối hợp tập trung đẩy mạnh cuộc vận động trồng và sử dụng cây thuốc nam (hòe hoa, bạc hà…), tập huấn kỹ thuật trồng trọt, bào chế cho y bác sĩ, xây dựng mạng lưới dược địa phương cấp xã trong toàn huyên, đảm bảo an toàn trong bảo quản, quản lý và sử dụng thuốc. Giúp người dân biết cách sử dụng nguồn thuốc nam quý giá của cha ông.

Ảnh: Trồng cây thuốc nam

Cuối những năm 1980, do bệnh viện chỉ là hạng 3 nên danh mục thuốc bị khống chế khá nhiều. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, sự phát triển của các khoa phòng mũi nhọn trong cấp cứu cho những bệnh nhân nặng, khoa Dược tổ chức thêm Nhà thuốc bệnh viện với tên khởi nguồn là “Nhà thuốc thực hành” dành cho việc cung ứng thuốc phục vụ kê đơn ngoại trú, và một số thuốc mà danh mục nội trú chưa có.

Sau những năm 1990, khoa Dược không còn pha chế nữa. Đến năm 2004, phần trang thiết bị được chuyển về Tổ Vật tư (trực thuộc phòng Tổ chức hành chính) cung ứng.  Đến tháng 11 năm 2011, phần hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm, vật tư tiêu hao và y dụng cụ chuyển về Phòng Vật tư thiết bị cung ứng (Phòng Vật tư thiết bị được thành lập từ năm 2008, tiền thân là Tổ Vật tư trước đây). Đến tháng 7 năm 2013, phần sinh phẩm được chuyển từ phòng Vật tư trở lại khoa Dược cung ứng. 

Hiện nay, khoa Dược cung ứng - quản lý thuốc tân dược, vị thuốc y học cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm. Tháng 6 năm 2013, Bệnh viện cho thành lập Tổ Dược lâm sàng trực thuộc khoa Dược. Tổ Dược lâm sàng có sự phối hợp chặt chẽ với bác sỹ các khoa để sử dụng thuốc một cách hiệu quả, an toàn, tiết kiệm cho người bệnh.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Khoa Dược hiện nay đã phát triển lớn mạnh cả về chất và lượng. Khoa Dược hiện có 32 nhân viên, trong đó có 01 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ, 01 Dược sĩ CK1, 17 DSĐH và 10 DSCĐ.

tap the Duoc.png

Tập thể Khoa Dược

Lãnh đạo khoa Dược qua các thời kỳ

- Từ 1963 – 1965: DSTH Đặng Thị Ngọc – Trưởng khoa

- Từ 1965-1971: DSCK2 Bùi Thị Đức

- Từ 1971-1982: DsTH Nguyễn Văn Dũng

- Năm 1982: DsĐH Nguyễn Đỗ Hô

- Từ 1983 – 2011: DsĐH Nguyễn Hữu Côi

 Từ 2011 đến nay: 

- TS. DSĐH Hoàng Thái Hòa  Trưởng khoa

- DSCKI.DSĐH Mai Hoài Thương - Phó trưởng khoa

-Ths.DSĐH Nguyễn Thu Hương – Phó trưởng khoa

trưởng khoa dược.png

TS.DSĐH Hoàng Thái Hòa - Trưởng khoa


phó trưởng khoa 3_thay áo trắng.png

DSCKI.DSĐH Mai Hoài Thương - Phó trưởng khoa


phó trưởng khoa DƯợc.png
Ths.DSĐH Nguyễn Thu Hương – Phó trưởng khoa;

Sơ đồ tổ chức

Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ khoa Dược, đảm bảo cho công tác quản lý, điều hành được thuận tiện, đáp ứng được quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 22/2011/TT-BYT qui định Tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện cùng các Thông tư qui định về pháp chế Dược, sử dụng thuốc thì bên cạnh Tổ Dược lâm sàng chịu sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện, chúng tôi đã chia thành 4 Tổ chuyên môn.

Theo Quy chế Bệnh viện của Bộ Y tế ban hành năm 1997 thì khoa Dược là một khoa Cận lâm sàng. Tuy nhiên, do công tác Dược có sự liên quan nhiều đến hoạt động của hầu hết các khoa phòng trong bệnh viện nên Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang luôn gắn khoa Dược cùng các phòng ban Chức năng, từ công tác Đảng đến công tác chính quyền.

Năm 2011, Bệnh viện đa khoa Đức Giang được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận trở thành một trong bốn Bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, các khoa phòng qui mô hơn và khoa Dược cũng lớn mạnh hơn. Về nhân lực, giai đoạn 2000- 2010, khoa Dược mới chỉ có trên dưới 10 cán bộ viên chức thì nay đã gấp ba, trình độ đại học và trên đại học chiếm xấp xỉ 55% (17/31). Bệnh viện đã được xây dựng cơ sở hoàn toàn mới và khoa Dược tiếp nhận tầng 3 nhà E từ cuối năm 2015. Hệ thống kho tàng được trang bị đồng bộ, hiện đại, giá kệ, tủ bảo quản. Gần nhất là cuối năm 2021 đã đưa vào hoạt động kho lạnh với hơn 50 mét khối. Có thể nói, khoa Dược bệnh viện đa khoa Đức Giang thuộc trong số một trong những cơ sở vật chất khang trang nhất của thành phố Hà Nội.

Thành tích đạt được

Năm 2019 đánh dấu sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 mang đến biết biết bao đau thương và mất mát cho con người. Cùng với bác sĩ, điều dưỡng thì những Dược sĩ mang trên mang trên mình chiếc áo blouse trắng thiêng liêng cũng đã âm thâm đóng góp một phần công sức của mình để từng viên thuốc được nâng niu, trân trọng tới tay bệnh nhân một cách đầy đủ và kịp thời nhất qua đó đảm bảo thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Để ghi nhận những đóng góp đó, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội đã có bằng khen tới tập thể Khoa Dược trong công tác phòng chống Dịch Covid-19 này.

Năm 2019 cũng là năm đánh dấu sự phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào các quy trình, công việc của khoa Dược nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc. Một trong những sự kiện tiêu biểu được ghi nhận đó là việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải tiến quy trình cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú bằng chuẩn bị thuốc trước. Đề án đã được lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo bệnh viện đánh giá rất cao với sự tiết kiệm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế đã đến thăm quan học hỏi kinh nghiệm triển khai tại các cơ sở của mình. 

Kích thước font In ấn

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@benhvienducgiang.com
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Copyright 2017 © benhvienducgiang.com