logo
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chăm sóc sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội

Cập nhật khuyến cáo của WHO đối với vaccine phòng covid 19 của aztrazeneca

Tiêm vaccine thần tốc đang là một trong những vũ khí quan trọng trong phòng chống dịch tại Việt Nam. Với một số lượng lớn người dân được tiêm sẽ làm giảm tỉ lệ lây lan dịch bệnh, giảm quá tải tại các bệnh viện và đặc biệt giảm tỉ lệ bệnh nặng và tử vong do COVID 19. Có rất nhiều câu hỏi và các vấn đề xung quanh các loại vaccine và tiêm vaccine. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra các khuyến cáo tạm thời đối với vaccine phòng COVID 19 của AstraZeneca. Xin lưu ý rằng các khuyến cáo này dựa trên bằng chứng tại thời điểm hiện tại, chúng hoàn toàn có thể được cập nhật (thậm chí thay đổi)

who.png

Khoảng cách giữa hai liều nên là bao nhiêu? 4 tuần, 8 tuần hay 12 tuần

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hai liều vaccine nên được tiêm cách nhau từ 4 đến 12 tuần. Qua các nghiên cứu thấy rằng hiệu quả của hai liều và khả năng sinh miễn dịch tăng khi thời gian giữa hai liều dài hơn, WHO khuyến cáo rằng khoảng cách giữa hai liều tiêm nên từ 8 – 12 tuần. Nếu mũi tiêm thứ hai được tiêm cách mũi thứ nhất dưới 4 tuần, không cần thiết phải nhắc lại mũi tiêm này. Nếu thời gian tiêm mũi thứ hai vô tình bị trì hoãn cách liều thứ nhất trên 12 tuần, nên tiêm liều này càng sớm càng tốt. Tất cả các đối tượng nên được tiêm liều thứ hai ngay khi có đủ điều kiện.

NGƯỜI LỚN TUỔI có tiêm được vaccine phòng COVID 19 của AstraZeneca (sau đây gọi tắc là Astra) không?

Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đã chứng minh hiệu lực giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng là 85% (Khoảng tin cậy 95%: 58–94%) ở những người lớn tuổi ≥ 65 tuổi. Dữ liệu thử nghiệm cũng chỉ ra rằng vaccine an toàn cho nhóm tuổi này.

Các nghiên cứu về tính hiệu quả của vaccine trên thực tế sau khi được tiêm chủng đại trà tại Anh (real-world effectiveness) đã cho thấy hiệu quả bảo vệ cao giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng (tức là phải nhập viện hoặc tử vong) ở người lớn tuổi, bao gồm cả những người rất cao tuổi > 80 tuổi.

Do đó, WHO khuyến cáo sử dụng vaccine này cho người lớn tuổi ≥ 65 tuổi.

PHỤ NỮ MANG THAI có tiêm Astra được không?

- Lợi ích: Bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn so với phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh sản. COVID-19 trong thai kỳ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh cần phải nhập khoa hồi sức sơ sinh. Phụ nữ mang thai mà lớn tuổi (≥ 35 tuổi), hoặc thừa cân béo phì, hoặc có bệnh nền kèm theo ví dụ như tiểu đường hoặc cao huyết áp sẽ có nguy cơ cao dẫn đến kết cục nặng do COVID-19. Dựa trên kinh nghiệm trước đây về việc sử dụng vaccine khác trong thai kỳ, hiệu quả của AstraZeneca ở phụ nữ mang thai được kỳ vọng sẽ tương đương với hiệu quả quan sát được trên phụ nữ không mang thai ở cùng độ tuổi.

- Nguy cơ: Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác dụng có hại của vaccine trong thai kỳ. Dữ liệu hiện có về tiêm chủng cho phụ nữ mang thai không đủ để đánh giá hiệu lực của vaccine cũng như các rủi ro liên quan đến vaccine trong thai kỳ. Cần lưu ý, so với phụ nữ không mang thai, phụ nữ mang thai có tỷ lệ huyết khối, giảm tiểu cầu và xuất huyết cao hơn; tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết liệu mang thai có liên quan đến nguy cơ biến cố TTS (thrombosis with thrombocytopenia syndrome) cao hơn hay không. Khi có dữ liệu, các khuyến cáo về tiêm chủng sẽ được cập nhật tương ứng.

Kết luận: Tạm thời, WHO khuyến cáo chỉ nên sử dụng vaccine AstraZeneca ở phụ nữ mang thai nếu những lợi ích của việc tiêm chủng đối với phụ nữ mang thai lớn hơn các nguy cơ tiềm ẩn. Để giúp phụ nữ mang thai thực hiện đánh giá này, họ nên được cung cấp thông tin về: 1) nguy cơ của COVID-19 trong thai kỳ, 2) lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh tình hình dịch tại địa phương, 3) những hạn chế hiện tại về dữ liệu an toàn của vaccine ở phụ nữ mang thai. Theo WHO khuyến cáo, không cần làm test thử thai trước khi tiêm chủng và không trì hoãn việc mang thai hoặc bỏ thai kỳ vì lý do tiêm chủng vaccine.

PHỤ NỮ CHO CON BÚ có tiêm Astra được không?

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại những lợi ích sức khỏe to lớn cho cả mẹ và bé. Hiệu quả của vaccine được kỳ vọng là tương tự như ở những phụ nữ khác không cho con bú. Hiện tại, vẫn chưa có dữ liệu về những lợi ích hoặc nguy cơ tiềm ẩn của vaccine đối với trẻ em bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, vì vaccine AstraZeneca không phải là vaccine virus sống, nên về mặt sinh học và lâm sàng, vaccine này không có khả năng gây nguy hại cho trẻ đang bú mẹ.

Trên cơ sở những phân tích này, WHO khuyến cáo có thể tiêm ngừa vaccine AstraZeneca cho phụ nữ đang cho con bú giống như những người lớn khác. WHO khuyến cáo: không dừng cho con bú sữa mẹ chỉ vì lý do tiêm chủng vaccine.

HIỆU QUẢ TRÊN CÁC BIẾN CHỦNG

Các phân tích sơ bộ đã cho thấy hiệu quả của vaccine AstraZeneca chống lại biến chủng Alpha (B.1.1.7) ở Vương quốc Anh giảm nhẹ, liên quan đến việc giảm nhẹ kháng thể trung hòa. Các nghiên cứu về kháng thể tạo ra sau tiêm bằng vaccine AstraZeneca chống lại các biến chủng Beta (B.1.351), Gamma (P.1) và Delta (B.1.617.2) cho thấy rằng hoạt tính trung hòa thấp hơn so với chủng ban đầu.

Dựa trên những phát hiện này, WHO hiện khuyến cáo sử dụng vaccine AstraZeneca theo Lộ trình ưu tiên (Prioritization Roadmap) ngay cả khi quốc gia đó có lưu hành các biến chủng. Các quốc gia nên tiến hành đánh giá lợi ích-nguy cơ dựa vào tình hình dịch tại địa phương, bao gồm cả mức độ của các biến chủng virus đang lưu hành.

WHO sẽ tiếp tục theo dõi tình hình; khi có dữ liệu mới, các khuyến cáo sẽ được cập nhật tương ứng

PHỐI HỢP VACCINE

Liên quan đến việc sử dụng phối hợp vaccine AstraZeneca với các vaccine COVID-19 khác, hiện tại WHO khuyến cáo dùng chung 1 loại vaccine cho cả 2 liều.

Nếu vì lý do nào đó phải tiêm 2 liều vaccine COVID-19 khác nhau, thì khuyến cáo không cần tiêm bổ sung thêm liều 2 của mỗi loại vaccine này.

Các nghiên cứu cho đến nay khi so sánh các phản ứng miễn dịch (mức độ kháng thể trung hòa và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T) giữa các phác đồ ghi nhận:

AstraZeneca-mRNA (Pfizer hoặc Moderna) >AstraZeneca-AstraZeneca

AstraZeneca-mRNA (Pfizer hoặc Moderna) = Pfizer-Pfizer = Moderna-Moderna

AstraZeneca-mRNA (Pfizer hoặc Moderna) > mRNA (Pfizer hoặc Moderna)-AstraZeneca

Kết quả từ một nghiên cứu quan sát sử dụng phác đồ AstraZeneca-Moderna cũng cho thấy khả năng xuất hiện tác dụng phụ sau tiêm có tăng lên nhưng có thể chấp nhận được.

Mặc dù những nghiên cứu này đang được khuyến khích, nhưng chúng cần được diễn giải thận trọng do cỡ mẫu còn nhỏ và thiếu các theo dõi, đặc biệt là các dữ liệu liên quan đến tính an toàn.

Trong thời gian sắp tới, sẽ có nhiều dữ liệu quan sát hơn và các khuyến cáo khác sẽ được đưa ra.

Tạm thời, các quốc gia có thể cân nhắc sử dụng phác đồ AZ-mRNA (Pfizer hoặc Moderna), đặc biệt trong tình hình nguồn cung ứng vaccine bị gián đoạn.

Các khuyến cáo sẽ được cập nhật khi có thêm thông tin về khả năng chuyển đổi lẫn nhau giữa các vaccine khác hãng cũng như giữa các vaccine khác bản chất.

Nguồn: WHO

Ngày đăng: 02/08/2021
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất
24/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: : Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng,
24/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu:Lắp đặt hệ thống chuông báo
23/04/2024 / benhvienducgiang
Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng  giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị, dụng cụ inox. Bệnh viện kính mời các đơn vị, doanh nghiệp
23/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng  giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị
23/04/2024 / benhvienducgiang
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam Bệnh viện đa khoa Đức Giang có nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng  giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị y
Tin đã đăng

Hình ảnh

/Images/companies/Đoàn Thanh Niên/IMG_1759.JPG

Đoàn thanh niên

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/PCDCOVID/48cd96805233936dca227.jpg

Phòng chống dịch bệnh

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Tuthientinhnguyen/8a5a99ed5d5e9c00c54f21.jpg

Từ thiện

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/THIDUA/fa9567a5a31662483b071.jpg

Thi đua khen thưởng

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/Hoatdongdoanthe/bc4eda261e95dfcb868414.jpg

Hoạt động đoàn thể

/Images/companies/benhvienducgiang/thu vien/hoatdongchuyenmon/2312f4bf300cf152a81d22.jpg

Hoạt động chuyên môn

http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn http://www.benhvien103.vn http://benhvien108.vn/ http://benhviendaihocyhanoi.com/ http://www.bachmai.gov.vn BV Đức Giang Bệnh viện Việt Đức Bộ Y tế Benh vien 108 Báo Sức khỏe và Đời sống Bệnh viện phụ sản trung ương Báo điện tử Dân trí http://benhvienducgiang.com So Y te

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
54 Trường Lâm, Phường Đức Giang ,Long Biên, Hà Nội
bvdkdg@benhvienducgiang.com
http://benhvienducgiang.com
Phòng CTXH: 0986.953.505
Đăng ký khám qua tổng đài: 1900.292919
Hotline:  0966.381.616

Kết nối với chúng tôi

Copyright 2017 © benhvienducgiang.com